Kiên Giang: Chính sách dân tộc tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
16:52 | 22/06/2022(ĐCSVN) - Kiên Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích tự nhiên là 6.348,53km2, có hơn 200 km bờ biển, 58km đường biên giới tiếp giáp vương quốc Campuchia. Dân số toàn tỉnh có 423.282 hộ, trên 1,7 triệu người. Trong đó, đồng bào các dân tộc thiểu số có 65.455 hộ, với 275.009 người, chiếm 15,48% (có hơn 13% đồng bào Khmer và 2,7% đồng bào dân tộc Hoa).
Thảo quả giúp bà con thoát nghèo
16:45 | 22/06/2022(ĐCSVN) - Tới bản người Mông ở Hồng Ngài, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai hẳn ai cũng ấn tượng với mùi thảo quả sấy thơm nức. Ở Hồng Ngài, vui nhất hẳn là mùa thu hoạch thảo quả. Bà con cùng nhau lên nương thảo quả, cùng thu hái, họ làm lán và làm lò sấy ngay trên nương. Từ những quả thảo quả đỏ tươi sau khi đưa vào lò sấy 3 ngày 3 đêm thành quả khô sẽ được bà con vận chuyển về nhà bảo quản, cất giữ.
Cà Mau: Đào tạo nghề giúp bà con dân tộc thoát nghèo
16:45 | 22/06/2022(ĐCSVN) - Tỉnh Cà Mau hiện có 13 dân tộc thiểu số với hơn 53.200 người, đông nhất là dân tộc Khmer, Hoa... (dân tộc Khmer với 9.600 hộ, khoảng 45.000 người). Xác định đào tạo nghề, giải quyết việc làm là giải pháp hiệu quả trong công tác xóa đói, giảm nghèo, thời gian qua, tỉnh Cà Mau không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giải quyết việc làm, từng bước giúp bà con dân tộc thoát nghèo bền vững.
An cư lạc nghiệp vùng biên cương phía Tây Tổ quốc
16:31 | 22/06/2022(ĐCSVN) - Đồng bào các dân tộc phía Bắc gọi Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) là vùng “Đất hứa”, bởi rừng già mênh mông, đất đai màu mỡ, dân cư còn thưa. Những năm 1995 – 2005, người Mông có cuộc di dân đến Mường Nhé – vùng biên giới tiếp giáp 3 nước: Việt Nam – Trung Quốc – Lào tìm vùng đất mới định cư. Đảng, Nhà nước có những chính sách giúp đồng bào 21 dân tộc nơi đây an cư lạc nghiệp. Đến nay, tới Mường Nhé, đồng bào dân tộc thiểu số cơ bản an cư lạc nghiệp, đoàn kết xây dựng bản mường.
Bản Sì Thâu Chải, điểm du lịch cộng đồng ấn tượng
15:27 | 17/06/2022(ĐCSVN) - Nằm trên độ cao 1.500m so với mặt nước biển, bản Sì Thâu Chải thuộc xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, Lai Châu là một trong những bản đẹp, đặc trưng về du lịch cộng đồng của đồng bào dân tộc Dao, luôn thu hút du khách gần xa đến khám phá, trải nghiệm.
“Sắc màu văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc”
08:01 | 16/06/2022(ĐCSVN) – Là chủ đề của Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 4/11/2022, tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Lục Ngạn: Cần tạo đột phá để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng
16:19 | 15/06/2022(ĐCSVN) - Là một vùng đất rộng lớn, khí hậu ôn hòa, mát mẻ, đã tạo điều kiện thuận lợi để Lục Ngạn trở thành một vùng cây ăn quả trù phú. Tuy nhiên, để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, Lục Ngạn vẫn cần được quan tâm đầu tư cả về cơ sở lưu trú, hạ tầng giao thông và nguồn nhân lực.
Phong tục cưới hỏi của người Si La, tỉnh Lai Châu
14:02 | 10/06/2022(ĐCSVN) – Sinh sống lâu đời trên vùng đất tỉnh Lai Châu, đồng bào dân tộc Si La hình thành và lưu giữ một kho tàng văn hoá đa dạng và đặc sắc, trong đó phong tục cưới hỏi là một biểu trưng văn hoá phản ánh đậm nét đời sống tinh thần của người Si La.
Áo dài Việt - giá trị và bản sắc
16:55 | 08/06/2022(ĐCSVN) - Áo dài Việt Nam với giá trị văn hóa, bản sắc thể hiện rõ nét về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. Qua nhiều thời kỳ phát triển, những tà áo dài không ngừng biến đổi trong đời sống đương đại, nhưng vẫn luôn khẳng định giá trị truyền thống, khơi dậy niềm tự hào, tôn lên vẻ đẹp thanh lịch, dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam.
Lâm Bình - điểm đến du lịch, văn hoá hấp dẫn
11:25 | 06/06/2022(ĐCSVN) – Vùng đất hội tụ những nền văn hoá đặc sắc của trên 10 dân tộc anh em, với các lễ hội truyền thống đậm màu sắc dân gian, các danh lam thắng cảnh hữu tình, nghề dệt thổ cẩm của đồng bào các dân tộc Tày, H’Mông, Dao, Phà Thẻn…tất cả những sắc thái văn hoá cùng tổng hoà tạo lên sức hấp dẫn riêng có ở Lâm Bình.
Điệu múa bát của người Tày Bắc Kạn
18:45 | 02/06/2022(ĐCSVN) - Múa bát là điệu múa cổ của người Tày Bắc Kạn được hình thành trong quá trình lao động sản xuất từ lâu đời. Điệu múa bát có liên quan đến nghề dệt vải truyền thống của người Tày.
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
10:38 | 25/05/2022(ĐCSVN) - Dự án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; đồng thời tạo động lực để phát triển đời sống kinh tế, xã hội, ổn định chính trị, quốc phòng-an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.
Độc đáo nghi lễ hát Quan làng trong Lễ cưới của dân tộc Tày, Hà Giang
17:24 | 23/05/2022(ĐCSVN) - Trong lễ cưới truyền thống của người Tày ở Vị Xuyên (Hà Giang) diễn ra nhiều nghi thức, trong đó tục hát Quan làng là một nghi lễ không thể thiếu. Hát Quan làng có nơi gọi là nai lùa, có nơi gọi là văn ví quan làng… Người hát dùng lối hát ví von, lời hay ý đẹp để thách đố tài ứng xử của ông, bà Quan làng bên nhà trai hay ông, bà Quan làng bên nhà gái khi đoàn nhà trai đi đón dâu hoặc đoàn nhà gái đi đưa dâu sang nhà trai.
Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà năm 2022 sẽ diễn ra vào đầu tháng 6
17:22 | 23/05/2022(ĐCSVN) - UBND huyện Bắc Hà cho biết, dự kiến từ ngày 4- 12/6, huyện Bắc Hà phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Trung tâm Xúc tiến du lịch tỉnh Lào cai tổ chức Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà 2022 mùa Hè, với sự kiện chính là "Giải đua , ngựa truyền thống mở rộng lần thứ 15”.
Tập huấn tuyên truyền, phổ biến pháp luật và bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
17:21 | 23/05/2022(ĐCSVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1159/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Lớp tập huấn công tác truyên truyền, phổ biến pháp luật và công tác bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ hủ tục lạc hậu cho cán bộ văn hóa xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản và người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2022.
Lễ hội Ẩm thực và Du lịch làng nghề Hà Nội năm 2022
09:24 | 21/05/2022(ĐCSVN) - Tối ngày 20/5, tại khu vực quảng trường Sân Vận động quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội diễn ra Lễ hội Ẩm thực và Du lịch làng nghề Hà Nội, năm 2022. Đây là sự kiện hưởng ứng SEA Games 31 và Chương trình năm du lịch quốc gia 2022. Sự kiện do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội chủ trì tổ chức.
Trải nghiệm cây cầu kính Bạch Long
14:27 | 20/05/2022(ĐCSVN) - Cách trung tâm huyện Mộc Châu khoảng 10 km, cầu kính Bạch Long (cầu kính Mộc Châu Island) thuộc khu du lịch Mộc Châu Island, một tổ hợp khu vui chơi nghỉ dưỡng phức hợp trong không gian hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc. Cầu kính Bạch Long có thiết kế hiện đại, đường đi bộ bằng kính dài 632 m, đón du khách tham quan, trải nghiệm đúng vào dịp diễn ra SEA Games 31.
Nhiều hoạt động đặc sắc “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”
17:45 | 04/05/2022(ĐCSVN) - Hướng tới kỷ niệm 132 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kỷ niệm 68 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2022), nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc sẽ được tổ chức tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 5 với chủ đề “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”.
Bộ huy chương SEA Games 31
01:06 | 29/04/2022(ĐCSVN) - Ban Tổ chức SEA Games 31 đã hoàn thiện mẫu huy chương SEA Games 31 và đưa vào sản xuất 4.000 tấm Huy chương Vàng, Bạc, Đồng để phục vụ ngày hội thể thao lớn nhất Đông Nam Á do Việt Nam đăng cai tổ chức.
Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chol Chnam Thmay
22:57 | 14/04/2022(ĐCSVN)- Sau 2 năm hoãn tổ chức vì dịch COVID-19, Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay năm nay diễn ra trong sinh khí rộn ràng khi cuộc sống đã trở lại trạng thái bình thường mới. Đón năm mới vui tươi, đầm ấm, nhưng đồng bào Khmer vẫn không quên cảnh giác với dịch bệnh, đặt sự bình an của phum sóc, của mỗi người dân lên trên hết.
Đặc sản bánh “ha nàm căn” của người Chăm An Giang
15:53 | 14/04/2022(ĐCSVN) - Tỉnh An Giang hiện có 9 làng Chăm thuộc 9 xã, phường trên địa bàn, với khoảng 5 ngàn hộ dân, hơn 17 ngàn người, tập trung chủ yếu ở thị xã Tân Châu và huyện An Phú, một số ít là huyện Châu Phú, huyện Châu Thành và một làng nhỏ ở phường Mỹ Long, TP.Long Xuyên. Trải qua nhiều biến động của lịch sử, đồng bào Chăm vẫn gìn giữ những nét văn hóa đặc sắc riêng có, trong đó có văn hóa ẩm thực đã làm nên nét độc đáo của những làng Chăm vùng đầu nguồn Châu thổ Cửu Long.
Cách ứng xử với vụ mùa của người Xơ Đăng
16:28 | 26/03/2022(ĐCSVN) – Người Xơ Đăng, tỉnh Kom Tum có đời sống gắn bó mật thiết với nông nghiệp, hàng năm, khi mùa màng thu hoạch xong đồng bào lại thành kính tổ chức lễ “Mừng lúa mới” để tạ ơn các vị thần đã mang những điều tốt đẹp đến với người dân bản làng.