Tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận dịch vụ y tế, khám, chữa bệnh
21:44 | 18/11/2023(ĐCSVN) - Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 01 Nghị định và 05 Quyết định với mục tiêu: “Nâng cao tỉ lệ khám, chữa bệnh và chất lượng các dịch vụ y tế, nhất là khám, chữa bệnh ban đầu ở tuyến cơ sở; tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận dịch vụ y tế, khám, chữa bệnh ở tuyến Trung ương thông qua chính sách bảo hiểm y tế.
Bước chuyển ở vùng đồng bào dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao
14:16 | 15/11/2023(ĐCSVN) - Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao theo Quyết định số 1672/QĐ-TTg củaThủ tướng Chính phủ được triển khai thực hiện từ năm 2011 tại 88 thôn, bản trên 27 xã thuộc 9 huyện của 3 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, kết thúc vào năm 2020 đã làm thay đổi rất đáng kể đời sống kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số được thụ hưởng.
Điện Biên: Để không ai bị bỏ lại phía sau về giáo dục
14:14 | 14/11/2023(ĐCSVN) - Đảm bảo và thúc đẩy quyền được giáo dục và đào tạo của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh nói chung, quyền của người dân tộc thiểu số nói riêng, những năm qua, tỉnh Điện Biên đã tích cực chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh và đã đạt được những thành tựu khá vững chắc.
Ba Trại: Thúc đẩy quyền có việc làm cho người dân tộc thiểu số
14:03 | 13/11/2023(ĐCSVN) - Câu chuyện từ xưởng may và trại chăn nuôi lợn của chị Vũ Thị Hường (xã Ba Trại, huyện miền núi Ba Vì, Thành phố Hà Nội) cho thấy, ở Việt Nam, người lao động dân tộc thiểu số có quyền tự do lựa chọn công việc, có môi trường làm việc công bằng như người lao động dân tộc khác, được trả lương, hoặc tiền công để giúp họ trang trải cuộc sống của bản thân và gia đình…
Thanh Hoá: Thúc đẩy phát triển giáo dục dân tộc
14:04 | 09/11/2023(ĐCSVN) - Trong hệ thống chính sách dân tộc được triển khai trên địa bàn, tỉnh Thanh Hoá luôn quan tâm đến chính sách giáo dục dân tộc vì đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho tương lai ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh. Đây cũng là giải pháp để Thanh Hóa thể hiện sự bảo đảm, thúc đẩy quyền được học tập của người dân tộc thiểu số, một trong những quyền con người cơ bản đã được ghi nhận trong Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc.
Tăng cường khả năng tiếp cận thông tin cho đồng bào dân tộc thiểu số
21:23 | 08/11/2023(ĐCSVN) - Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, từ đó bảo đảm sự công bằng, dân chủ và tăng cường trách nhiệm của công dân; góp phần thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, bảo đảm quyền công dân, quyền con người, tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền dân chủ, nhất là dân chủ trực tiếp.
Quyền sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong tham gia tố tụng
14:15 | 07/11/2023(ĐCSVN) - Trong các hoạt động tố tụng có liên quan đến người dân tộc thiểu số, nếu đương sự không nói được tiếng phổ thông thì các cơ quan chức năng đều bố trí người phiên dịch, bảo đảm cho đương sự thể hiện được yêu cầu, nguyện vọng của mình, cũng như trình bày các lý lẽ, căn cứ bằng ngôn ngữ của dân tộc mình làm cơ sở cho yêu cầu, nguyện vọng đó.
Quyền bình đẳng được sử dụng, phổ biến ngôn ngữ dân tộc thiểu số
20:17 | 06/11/2023(ĐCSVN) - Việc Nam là quốc gia có rất nhiều quy định, chính sách nhằm tạo cơ chế pháp lý cho việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền bình đẳng được sử dụng, phổ biến ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Điều đó đã giúp bảo tồn ngôn ngữ của đồng bào dân tộc thiểu số và thể hiện vị thế bình đẳng giữa các dân tộc, thể hiện sự đa dạng trong văn hóa Việt Nam.
Thanh Hóa: Sưu tầm, số hóa các tài liệu về văn hóa dân tộc thiểu số
07:48 | 05/11/2023(ĐCSVN) - Giai đoạn 2023 - 2025, tỉnh Thanh Hóa dự kiến chi gần 62,2 tỷ đồng, trong đó: ngân sách tỉnh trên 46,4 tỷ đồng, ngân sách huyện gần 11,6 tỷ đồng và kinh phí xã hội hoá gần 4,2 tỷ đồng để thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số".
Giai đoạn 2011 - 2021 tạo đà phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi
21:23 | 02/11/2023(ĐCSVN) - Giai đoạn 2011 - 2021, các chính sách đầu tư phát triển bền vững và sử dụng nguồn lực vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã mang lại hiệu quả thiết thực. Cơ sở hạ tầng từng bước được tăng cường, hoàn thiện, đặc biệt là các công trình điện, đường, trường học, trạm y tế, nhà văn hoá… đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Xây dựng và hoàn thiện dự thảo Báo quốc gia thực hiện Công ước CERD
12:30 | 01/11/2023(ĐCSVN) - Sáng 1/11, tại Uỷ ban Dân tộc, đồng chí Y Thông - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc đã chủ trì cuộc họp với đại diện một số bộ, ngành trong Đoàn liên ngành tham gia phiên bảo vệ trước Ủy ban Công ước của Liên hiệp quốc về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) để lấy ý kiến xây dựng và hoàn thiện dự thảo nội dung Báo cáo trả lời danh sách các vấn đề của Ủy ban Công ước CERD đặt ra.
Thúc đẩy sử dụng, phổ biến ngôn ngữ dân tộc thiểu số
11:03 | 01/11/2023(ĐCSVN) - Những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về đảm bảo và thúc đẩy quyền bình đẳng và được sử dụng, phổ biến ngôn ngữ dân tộc thiểu số, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo các địa phương quan tâm bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết, tiến hành khảo sát, thống kê, sưu tầm tiếng nói, chữ viết, thư tịch cổ của các dân tộc; biên soạn, xuất bản sách bằng tiếng dân tộc.
Việt Nam quan tâm hỗ trợ học tập cho học sinh dân tộc thiểu số rất ít người
09:52 | 30/10/2023(ĐCSVN) - Ban hành và thực thi các chính sách hỗ trợ trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số rất ít người là một giải pháp của Việt Nam nhằm thực hiện quyền của người dân tộc thiểu số trong việc tiếp cận các cơ hội học tập, rút ngắn khoảng cách phát triển về giáo dục và đào tạo với các dân tộc thiểu số khác và với dân tộc đa số.
Người dân tộc thiểu số được tham gia bình đẳng vào các hoạt động văn hoá
20:18 | 29/10/2023(ĐCSVN) - Được tham gia bình đẳng vào các hoạt động văn hoá là một trong những quyền được quy định trong Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc. Tại Việt Nam, đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện đầy đủ quyền tham gia bình đẳng vào các hoạt động văn hoá.
Kon Tum: Quan tâm nâng cao thể trạng, sức khỏe người dân tộc thiểu số
15:55 | 27/10/2023(ĐCSVN) - Tỉnh Kon Tum coi nâng cao thể trạng, sức khỏe nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số là vấn đề chiến lược lâu dài, gắn với chiến lược về công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Thực hiện tốt điều này cũng chính là bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số được chăm sóc y tế công cộng và an sinh xã hội.
Bảo đảm quyền cho người dân tộc thiểu số được tiếp cận khoa học - công nghệ
19:28 | 26/10/2023(ĐCSVN) - Nắm bắt được xu thế phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ đối với mọi lĩnh vực của đời sống, nên Việt Nam đã tập trung nguồn lực và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận với khoa học - công nghệ, từ đó thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Người dân tộc thiểu số với quyền tiếp cận các địa điểm công cộng
08:59 | 24/10/2023(ĐCSVN) - Từ lâu, Thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách cả trong nước và quốc tế. Sa Pa cũng là nơi sinh sống của khá đông đồng bào dân tộc thiểu số Mông, Dao, Tày, Giáy, Xá Phó, Kinh, Hoa… Chính quyền địa phương luôn tôn trọng và đảm bảo cho người dân tộc thiểu số được đến bất kỳ địa điểm công cộng nào để tham gia những hoạt động mà họ có nhu cầu.
Quyền được chăm sóc y tế công cộng của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam
08:52 | 23/10/2023(ĐSCVN) - Quyền được chăm sóc y tế công cộng luôn được Việt Nam coi là một trong những quyền con người quan trọng, là cơ sở để thực hiện nhiều quyền con người khác. Việc thực hiện quyền được chăm sóc y tế công cộng cũng gắn liền với các quyền con người khác như: quyền sống, quyền về lương thực, nhà ở, việc làm, giáo dục, bảo vệ đời tư, tiếp cận thông tin...