Vĩnh Long chủ động ứng phó đợt cao điểm xâm nhập mặn
09:26 | 19/03/2024(ĐCSVN) - Ngày 18/3, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành công văn yêu cầu các sở, ngành, địa phương tăng cường các giải pháp ứng phó đợt cao điểm nắng nóng, hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn, không để thiếu nước cho sinh hoạt và ảnh hưởng tới sản xuất trong các tháng còn lại của mùa khô năm 2023-2024.
Chủ động dự báo để ứng phó với thiên tai, thời tiết cực đoan
09:24 | 19/03/2024(ĐCSVN) - Chủ động dự báo thời tiết để ứng phó hiệu quả với thiên tai, thời tiết cực đoan; lắp đặt các thiết bị quan trắc ở một số vùng trọng điểm, vùng miền núi để thông tin cảnh báo mưa lũ sớm. Việc phòng, chống thiên tai phải dựa trên cơ sở khoa học, đồng thời kết hợp với kinh nghiệm truyền thống...
Gần 4.000 ha rừng trong mức báo động cháy cực kỳ nguy hiểm
16:13 | 18/03/2024(ĐCSVN) - Theo Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, trong số hơn 33.000 ha rừng bị khô hạn có nguy cơ xảy ra cháy, thì hơn 13.530 ha ở mức báo động cháy nguy hiểm (cấp IV) và gần 4.000 ha rừng đang ở mức báo động cháy cực kỳ nguy hiểm (cấp V).
Giờ Trái đất 2024: Cùng hành động vì mục tiêu chung
15:36 | 18/03/2024(ĐCSVN) - Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 với sự kiện chính tắt đèn trong 1 giờ sẽ diễn ra vào tối 23/3. Tại Việt Nam, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương kêu gọi công chúng hưởng ứng với chủ đề “Giảm dấu chân carbon - Hướng tới Net Zero”. Nhiều sự kiện được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức và kêu gọi cộng đồng cùng hành động vì mục tiêu chung của Việt Nam.
Các tỉnh, thành phố chủ động ứng phó với gió mạnh trên biển
15:36 | 18/03/2024(ĐCSVN) - Ngày 18/3, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành văn bản số 94/VPTT gửi Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau và Kiên Giang về việc chủ động ứng phó với gió mạnh trên biển.
Hình thành mạng lưới cùng nhau hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu
11:05 | 18/03/2024(ĐCSVN) - Từ 16-17/3/2024, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Bộ Ngoại giao phối hợp cùng Chính phủ Cộng hòa Vanuatu tổ chức Hội thảo Các vấn đề pháp lý, kỹ thuật về Ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậu. Tham dự hội thảo gồm đại diện các cơ quan Việt Nam, đại diện chính phủ các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, giới học giả và luật sư quốc tế.
Tạo sinh kế, xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai
11:05 | 18/03/2024(ĐCSVN) - Quản Bạ là huyện biên giới nằm ở khu vực phía Bắc tỉnh Hà Giang, là địa bàn thường xuyên phải hứng chịu các loại hình thiên tai như mưa lũ, ngập lụt, dông, lốc… Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, cùng với sự đồng hành của các tổ chức, sinh kế người dân được đảm bảo, cuộc sống ổn định hơn.
Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ Khí tượng thủy văn và Môi trường
11:05 | 18/03/2024(ĐCSVN) - Mới đây, tại Hà Nội, Hội Khí tượng thủy văn Việt Nam tổ chức Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ Khí tượng thủy văn và Môi trường. Tiến sỹ Hà Thị Thuận, Ủy viên Thường vụ Hội Khí tượng thủy văn Việt Nam, giữ chức Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ Khí tượng thủy văn và Môi trường.
Cà Mau: Cấp thiết ứng phó với hạn, mặn, bảo vệ vùng sản xuất
11:04 | 18/03/2024(ĐCSVN) - Cà Mau là tỉnh duy nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không có nước ngọt bổ sung từ thượng nguồn sông Mê Kông. Tình trạng nắng hạn kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất, giao thương hàng hóa của người dân trong vùng.
Phục hồi hệ sinh thái lưu vực sông Hồng - Thái Bình
12:43 | 14/03/2024(ĐCSVN) - Ngày 14/3, tại Hà Nội, Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) đã tổ chức Hội thảo tham vấn “Nâng cao an ninh nguồn nước, đa dạng sinh học và sinh kế thích ứng thông qua quản lý tổng hợp tài nguyên nước và phục hồi hệ sinh thái tại lưu vực sông Hồng - Thái Bình”.
Xử lý nghiêm tình trạng phá rừng tại Mang Yang
11:09 | 14/03/2024(ĐCSVN) - Ngày 14/3, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai cho biết, lực lượng chức năng đang tích cực phối hợp kiểm tra, xác minh các vụ phá rừng trái pháp luật tại xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang.
Bảo tồn đa dạng sinh học Khu Dự trữ sinh quyển lớn nhất khu vực Đông Nam Á
10:22 | 14/03/2024(ĐCSVN) - UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường Khu Dự trữ sinh quyền miền Tây Nghệ An đến năm 2027, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu bảo vệ và giải quyết các tình trạng suy thoái môi trường di sản thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, hỗ trợ nghiên cứu, giám sát, đào tạo và giáo dục cộng đồng về bảo tồn và phát triển bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và thích ứng biến đổi khí hậu.
Đóng cống ngăn mặn, trữ nước ngọt, bảo vệ vườn cây trái
10:22 | 14/03/2024(ĐCSVN) - Hiện đang vào giai đoạn cao điểm mùa khô 2023-2024, cùng với nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Vĩnh Long đang đối mặt với các đợt xâm nhập mặn nồng độ cao. Đặc biệt, tỉnh vừa ghi nhận đợt xâm nhập có nồng độ cao nhất từ đầu mùa khô đến nay với độ mặn ghi nhận lên gần 7‰.
Sẽ triển khai Tuần lễ Phim Thiên nhiên Quốc tế
15:31 | 13/03/2024(ĐCSVN) – Tuần lễ phim được tổ chức giúp mọi người tiến gần hơn tới những câu chuyện về môi trường, có góc nhìn mới mẻ hơn trong công cuộc phát triển bền vững, cùng mục tiêu truyền tải thông điệp mạnh mẽ về bảo vệ môi trường, thôi thúc hành động tích cực vì một tương lai xanh, các hành động sống xanh, hài hòa với thiên nhiên.
Khánh Hòa: Trên 61.000 ha rừng có nguy cơ cháy cao
13:58 | 13/03/2024(ĐCSVN) - Bước vào mùa khô 2024, thời tiết nắng nóng gay gắt khiến 61.000 ha rừng của tỉnh Khánh Hòa đối mặt với nguy cơ cháy cao. Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, diện tích rừng có nguy cơ cháy cao nói trên gồm cả rừng trồng và rừng tự nhiên, tập trung chủ yếu tại hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh.
Việt Nam nỗ lực đảo ngược quá trình suy giảm đa dạng sinh học
13:58 | 13/03/2024(ĐCSVN) - Theo Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao nhất thế giới với nhiều hệ sinh thái khác nhau gồm núi, rừng nhiệt đới, núi đá vôi/khoáng, hệ sinh thái biển và ven biển; hơn 100 loài chim và hơn 10% các loài thực vật của Việt Nam có tính đặc hữu.
Thúc đẩy hợp tác xuyên biên giới đảm bảo an ninh nguồn nước
13:57 | 13/03/2024(ĐCSVN) - Ngày 12/3, tại Hà Nội, Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam) phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Cục Tài nguyên nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Lào) và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tổ chức khởi động dự án “Tăng cường an ninh nguồn nước và môi trường cho các lưu vực sông Mã và sông Nuen - Cả và các vùng ven biển liên quan tại Việt Nam và Lào”.
Mạnh tay với "giặc lửa" để giữ rừng trong mùa khô
13:57 | 13/03/2024(ĐCSVN) - UBND tỉnh Tây Ninh vừa tổ chức đoàn kiểm tra các khu vực có nguy cơ cháy rừng cao và công tác ứng phó, phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô trên địa bàn tỉnh. Tây Ninh hiện có khoảng trên 73.000 ha rừng, trong đó diện tích có rừng là hơn 66.000ha.
"Căng mình" canh lửa giữ rừng đang ở báo động đỏ
11:15 | 13/03/2024(ĐCSVN) - Nắng nóng kéo dài từ cuối năm 2023 đến nay khiến Vườn Quốc gia Bù Gia Mập - “lá phổi xanh” của vùng Đông Nam Bộ đặt trong tình trạng cảnh báo cháy rừng rất cao. Nơi đây, cấp dự báo cháy rừng đang ở mức V, mức cực kỳ nguy hiểm.
Phụ nữ trong thích ứng với biến đổi khí hậu
11:15 | 13/03/2024(ĐCSVN) - Phụ nữ không chỉ đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh mà còn là một trong những lực lượng tiên phong trong giảm thiểu khí nhà kính khi áp dụng các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm rủi ro thiên tai, thảm họa môi trường.
Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu
11:14 | 13/03/2024(ĐCSVN) - Ngày Khí tượng Thế giới 23 tháng 3 năm 2024 được Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) phát động với chủ đề "Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu" (At the frontline of climate action). Chủ đề này cho thấy những nỗ lực dự báo, cảnh báo sớm và chủ động hành động của ngành Khí tượng thủy văn toàn cầu nhằm tăng cường khả năng phục hồi và ứng phó rủi ro thiên tai, đẩy mạnh giảm phát thải khí nhà kính góp phần giải quyết khủng hoảng khí hậu.
Phòng, chống thiên tai ở cơ sở - Nhìn từ vùng biên Hà Giang
11:09 | 13/03/2024(ĐCSVN) - Những ngày đầu tháng 3, mảnh đất địa đầu Tổ quốc - Hà Giang vươn mình trong cái rét ngọt của mùa Xuân. Đến thăm xã vùng biên Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, nơi thường xuyên hứng chịu nhiều loại hình thiên tai như mưa lũ, dông lốc, ngập úng, chúng tôi thấy được cuộc sống của người dân nơi đây đã “bớt khó khăn” hơn với những con đường bê tông, những căn nhà kiên cố.
Xây dựng thông tin cảnh báo sớm, bản đồ phân vùng rủi ro
11:09 | 13/03/2024(ĐCSVN) - Rà soát, xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, quy trình, quy định kỹ thuật phục vụ triển khai các nhiệm vụ liên quan đến phân vùng và cảnh báo sớm thiên tai sạt lở đất, lũ quét, trong đó, ngành tập trung xây dựng và hoàn thiện các quy định, quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, kỹ thuật đo đạc, điều tra khảo sát hiện trạng, lập bản đồ phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro do lũ quét, sạt lở đất hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện.
Các địa phương cần tích trữ nước ngọt ứng phó xâm nhập mặn
11:09 | 13/03/2024(ĐCSVN) - Nhận định về xu thế xâm nhập mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long từ ngày 11 - 20/3, Trưởng phòng Dự báo thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Phùng Tiến Dũng cho biết, xâm nhập mặn ở khu vực trên tăng dần đến giữa tuần sau đó giảm dần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức cao hơn độ mặn cao nhất tháng 3/2023.
Chủ động các biện pháp phòng, chống nắng nóng
11:08 | 13/03/2024(ĐCSVN) - Theo bản tin của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Đồng Tháp, nắng nóng tiếp tục xảy ra trên khu vực biên giới phía Tây Nam giáp Campuchia và các vùng đô thị của các huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông và các thành phố: Hồng Ngự, Cao Lãnh, Sa Đéc. Nhiệt độ cao nhất hiện nay trên địa bàn tỉnh từ 35 - 36 độ C, có nơi trên 36 độ C. Độ ẩm thấp nhất từ 50 - 60%. Thời gian nắng nóng trong ngày khoảng từ 11 giờ 30 phút - 15 giờ 30 phút.
Hiện thực hóa mục tiêu Net Zero vào năm 2050
11:08 | 13/03/2024(ĐCSVN) - Sự kiện tắt đèn hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 sẽ diễn ra từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút, thứ Bảy ngày 23/3/2024. Chiến dịch kêu gọi các cá nhân, doanh nghiệp và cộng đồng toàn thế giới “Tắt đèn, dành trọn vẹn một giờ cho Trái đất"; khuyến khích các doanh nghiệp cải tiến quy trình sản xuất, áp dụng các giải pháp tối ưu hóa hoạt động, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính.