Ngày này năm xưa: 08/3
(ĐCSVN) - Nǎm 1910, Hội nghị Quốc tế phụ nữ lần thứ II họp tại Copenhaghen, Thủ đô Đan Mạch, đã quyết định hằng nǎm lấy ngày 8/3 làm ngày Quốc tế Phụ nữ.
Sự kiện trong nước:
- Ngày 8/3 năm 40: Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa chống lại ách đô hộ nhà Hán. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà được nhân dân ủng hộ. Song vì lực lượng yếu hơn giặc nên cuộc khởi nghĩa đã thất bại.
- Ngày 8/3/1965: Nhà máy dệt 8/3 tại Hà Nội được khánh thành. Nhà máy được khởi công xây dựng năm 1960. Sau 5 năm, nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ, nhà máy đã được khánh thành và chính thức đi vào hoạt động.Trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, cán bộ, công nhân nhà máy vừa bám trụ sản xuất, vừa chi viện cho chiến trường miền Nam. Vải “8/3” như vải phin hoa, xanh chéo, pôpơlin, láng, kaki, gabađin... đã gắn bó với đời sống của nhiều người dân ở các tỉnh, thành. Nhà máy dệt 8/3 được coi là lá cờ đầu của ngành công nghiệp nhẹ miền Bắc.
- Ngày 8/3/1965: Lực lượng quân sự đầu tiên của Hoa Kỳ đổ bộ vào Việt Nam với 3.500 thủy quân lục chiến tại miền Nam.
Sự kiện quốc tế:
- Ngày 8/3/1910: Ngày Quốc tế phụ nữ. Bị coi rẻ và chỉ được trả lương thấp, ngày 8/3/1899, các nữ công nhân ngành dệt và ngành may ở Chicago (Mỹ) đã bãi công, biểu tình đòi tǎng lương, giảm giờ làm việc. Cuộc đấu tranh này đã giành được thắng lợi và dẫn đến phong trào đòi bình đẳng nam nữ của phụ nữ Mỹ. Phong trào đã thu hút đông đảo quần chúng và được ủng hộ tại nhiều quốc gia.
Hàng nghìn phụ nữ ở Petrograd, Nga tuần hành đòi "bánh mỳ và hòa bình" vào ngày 8/3/1917. (Ảnh: CNN) |
Nǎm 1910, Hội nghị Quốc tế phụ nữ lần thứ II họp tại Copenhaghen, Thủ đô Đan Mạch. Chủ tịch hội nghị là bà Clara Zetkin (người Đức) đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để kỷ niệm những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã quyết định hằng nǎm lấy ngày 8/3 làm ngày Quốc tế Phụ nữ.
- Ngày 8/3/1950: Nguyên soái Liên Xô Voroshilov thông báo với thế giới rằng, nước này đã chế tạo thành công bom nguyên tử./.