Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Lao động hợp đồng có được bảo vệ khi tố cáo?

Thứ Bảy, 19/02/2022 18:06 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN) - Pháp luật quy định như thế nào để bảo vệ việc làm của người tố cáo là lao động hợp đồng? Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ra sao? Những vấn đề này sẽ được giải đáp xung quanh cuộc trao đổi giữa phóng viên cùng với luật sư.

(Ảnh minh họa: Nguồn: tapchitaichinh.vn)

Nhìn nhận vấn đề trên, dưới góc độ pháp lý, luật sư Lê Xuân Thảo, đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, những nội dung xung quanh chủ đề này, một số văn bản quy phạm pháp luật đã có những hướng dẫn thực hiện cụ thể. Trong đó, có những nội dung chi tiết như sau:

 Người tố cáo có thể đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ

 Lao động hợp đồng là người lao động (NLĐ) theo quy định của pháp luật lao động, bao gồm cả người làm việc theo chế độ HĐLĐ đối với một số công việc trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp. Trong trường hợp lao động hợp đồng tố cáo và muốn bảo vệ việc làm thì có thể đề nghị được áp dụng biện pháp bảo vệ.

 Khoản 1, Điều 1, Thông tư 09/2021/TT-BLĐTBXH việc đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ được thực hiện theo trình tự tại Điều 50 Luật Tố cáo 2018, theo đó:

 Khi có căn cứ về việc vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của lao động hợp đồng đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc hay họ bị trù dập, phân biệt đối xử do việc tố cáo thì người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền tự quyết định hoặc theo đề nghị của người tố cáo quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết.

 Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ phải có các nội dung chính sau đây:

 - Ngày, tháng, năm đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;

 - Họ tên, địa chỉ của người tố cáo; họ tên, địa chỉ của người cần được bảo vệ;

 - Lý do và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;

 - Chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố cáo.

 (Không bắt buộc sử dụng Mẫu số 01 tại Phụ lục của Thông tư 08/2020/TT-BLĐTBXH)

 Ngoài ra, trong trường hợp khẩn cấp, người tố cáo có thể trực tiếp đến đề nghị hoặc thông qua điện thoại đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ ngay nhưng sau đó nội dung đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.

 Trong khi đó, phân tích về về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có đề nghị được áp dụng biện pháp bảo vệ, luật sư Lê Xuân Thảo cho biết, tại Điều 53 Luật Tố cáo, cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ có trách nhiệm sau đây:

 - Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức việc áp dụng các biện pháp bảo vệ; chịu trách nhiệm về quyết định của mình;

- Lập, quản lý, lưu trữ và khai thác hồ sơ áp dụng biê%3ḅn pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật;

 - Theo dõi, giải quyết những vướng mắc phát sinh; gửi báo cáo đến cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.

 Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc áp dụng biện pháp bảo vệ có trách nhiệm:

 - Thực hiện kịp thời, đầy đủ yêu cầu, đề nghị của cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

 (Trường hợp không thực hiện được thì phải báo cáo hoặc thông báo ngay bằng văn bản và nêu rõ lý do đến cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ).

 - Báo cáo hoặc thông báo bằng văn bản về kết quả thực hiện việc bảo vệ cho cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

 Về nội dung thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ, khi cần thiết hoặc có đề nghị bằng văn bản của người được bảo vệ, cơ quan đã ra quyết định có thể thay đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp bảo vệ.

 Việc áp dụng biện pháp bảo vệ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

 - Người giải quyết tố cáo đã ra kết luận nội dung tố cáo hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo;

 - Cơ quan đã quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ khi xét thấy căn cứ áp dụng biện pháp bảo vệ không còn hoặc theo đề nghị bằng văn bản của người được bảo vệ.

 Quyết định thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ được gửi cho người được bảo vệ, người giải quyết tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. (Căn cứ Điều 54 Luật Tố cáo 2018).

 “Như vậy, trên cơ sở những nội dung nêu trên thì lao động hợp đồng là người tố cáo có thể đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ, cũng như được cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc áp dụng biện pháp bảo vệ có trách nhiệm. Ngoài ra, trong trường hợp khẩn cấp, người tố cáo có thể trực tiếp đến đề nghị hoặc thông qua điện thoại đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ ngay nhưng sau đó nội dung đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản. Trường hợp cụ thê, công dân thuộc đối tượng nêu trên hoàn toàn có thể liên hệ sự hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện từ cơ quan chuyên môn như Tư pháp, Bộ phận một cửa, Lao động – Thương binh và Xã hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp” – luật sư Lê Xuân Thảo cho biết thêm./.

Trường Quân (ghi)

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN