Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Khoa học công nghệ - giải pháp tích cực trong xây dựng Nông thôn mới

Thứ Sáu, 11/12/2015 09:19 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN) – Đánh giá khái quát sau 5 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng Nông thôn mới (NTM), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã nhận định: Khoa học công nghệ (KHCN) được xem là giải pháp tích cực trong tiến trình xây dựng NTM.

Theo đó, đã xây dựng được bộ tiêu chí lựa chọn công nghệ thuộc 6 lĩnh vực KHCN (trồng trọt, chăn nuôi, thủy lợi, thủy sản, lâm nghiệp, công nghệ sau thu hoạch); chuyển giao được 105 công nghệ vào sản xuất, xây dựng được 85 mô hình ứng dụng KHCN vào sản xuất và 50 mô hình liên kết giữa doanh nghiệp (50 doanh nghiệp) và nông dân theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, tăng hiệu quả kinh tế và thu nhập của nông dân vùng dự án 20-30%; tổ chức đào tạo 500 cán bộ kỹ thuật tại các địa phương, tập huấn được 5.500 lượt người…

Ứng dụng KHCN nghiên cứu, lai tạo giống chất lượng cao trong Nông nghiệp cũng có vị trí quan trọng
 (Ảnh: HNV)

Báo cáo tổng kết kết quả phục vụ Chương trình MTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2015 của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG về xây dựng NTM cũng nêu rõ, chương trình KHCN phục vụ xây dựng NTM đã triển khai được 40 nhiệm vụ (26 đề tài và 14 dự án) góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận của mô hình nông thôn mới ở nước ta, làm rõ thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. Nhiều tỉnh, thành phố đã chủ động ban hành các chính sách hỗ trợ đặc thù nhằm tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, điển hình như: các tỉnh Thái Bình, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc, Ninh Bình...đã ban hành chính sách cấp xi măng, ống cống, hỗ trợ máy trộn bê tông... để dân tự làm đường; Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lâm Đồng đã ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất, nâng mức cho vay để triển khai các chương trình, dự án xây dựng nông thôn mới.

Từ năm 2014 đã có nhiều tỉnh, thành phố thực hiện việc hỗ trợ lãi suất để đẩy nhanh ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp (tỉnh Đồng Nai hỗ trợ 30-40% vốn đầu tư cho các dự án ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm); Thành phố Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Bình Định, ban hành chính sách hỗ trợ dồn điền, đổi thửa, mua máy móc nông nghiệp; Tỉnh Nam Định, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Nghệ An...có chính sách thưởng xã về đích sớm để khuyến khích các xã làm tốt (tỉnh Nam Định, Vĩnh Phúc thưởng tối thiểu 01 tỷ đồng/xã); các tỉnh Hà Tĩnh, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh...đã ban hành chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Liên quan tới xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về NTM, bước đầu đã xây dựng được cơ sở dữ liệu lưu trữ các văn bản pháp lý của Chương trình KHCN phục vụ xây dựng NTM và dữ liệu về các đề tài, dự án thuộc Chương trình. Tới đây, sẽ tiếp tục nghiên cứu xây dựng hệ thống dữ liệu cập nhật về tình hình, tiến độ triển khai đề tài dự án phục vụ Chương trình MTQG về xây dựng NTM.

Ảnh minh họa: VH

Từ kết quả cho thấy, chương trình KHCN đã triển khai có hiệu quả, phục vụ thiết thực cho hoạt động của chương trình MTQG về xây dựng NTM cũng như quá trình xây dựng NTM của các địa phương trong cả nước, góp phần giúp các địa phương đạt một số tiêu chí về xây dựng NTM,  đặc biệt các chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất, tăng thu nhập cho hộ nông dân, giảm hộ nghèo, hợp tác sản xuất và bảo vệ môi trường nông thôn.

Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ chế chính sách của Trung ương chậm đi vào cuộc sống (chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn) hoặc một số cơ chế chính sách chậm được ban hành (chính sách liên kết sản xuất - chế biến tiêu thụ nông sản trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp; cơ chế hỗ trợ huyện, tỉnh chỉ đạo điểm của Trung ương...). Một số tỉnh, thành phố ban hành các văn bản hướng dẫn “rập khuôn” các cơ chế, chính sách của Trung ương, chưa bám sát tình hình thực tế của địa phương, nhất là trong áp dụng các tiêu chí cơ sở hạ tầng nông thôn (chợ, trạm y tế, kiên cố hóa kênh mương...) nên đã gây lãng phí nguồn lực và thắc mắc trong nhân dân.

Do đó, tới đây, sẽ tiếp tục triển khai các nhiệm vụ còn lại, đặc biệt ưu tiên nghiên cứu xây dựng các Đề án Quỹ xây dựng NTM; cơ chế, chính sách đặc thù xây dựng NTM ở các xã đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo; nghiên cứu đề xuất giải pháp xử lý môi trương nông thôn…/.

HA.NV

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN