Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Giải pháp khoa học và công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long

Thứ Bảy, 05/10/2024 10:56 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon
00:00 / 00:00

(ĐCSVN) - Chương trình nhằm cung cấp luận cứ khoa học, giải pháp, mô hình ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhằm ứng phó chủ động và hiệu quả với biến đổi khí hậu và thích ứng với tác động của thượng nguồn sông Mê Công, phát triển bền vững, góp phần đưa Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng kinh tế trọng điểm, văn minh sinh thái và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước của cả nước, hội nhập khu vực và quốc tế.

 Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực hiện phải đối mặt với nhiều thách thức do biến đổi khi hậu trên nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành nông nghiệp.

 

Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, nhưng cũng là khu vực đang phải đối mặt với nhiều thách thức do biến đổi khí hậu tác động đến tất cả các ngành, lĩnh vực, thành phần kinh tế. Việc xây dựng và triển khai các giải pháp trên nền tảng khoa học và công nghệ với tầm nhìn dài hạn, bền vững nhằm thích ứng với những biến đổi khí hậu mang tính cấp thiết. Nhận thức rõ điều đó, ngày 29/12/2023, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 3289/QĐ-BKHCN phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Khoa học và Công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”.

Mục tiêu của Chương trình nhằm cung cấp luận cứ khoa học, giải pháp, mô hình ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhằm ứng phó chủ động và hiệu quả với biến đổi khí hậu và thích ứng với tác động của thượng nguồn sông Mê Công, phát triển bền vững, góp phần đưa Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng kinh tế trọng điểm, văn minh sinh thái và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước của cả nước, hội nhập khu vực và quốc tế. Trong đó tập trung vào một số mục tiêu cụ thể như: Phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long để ứng phó với biến đổi khí hậu và thích ứng với tác động của các hoạt động kinh tế-xã hội ở thượng nguồn sông Mê Công.

Phát triển xã hội bền vững, hài hòa, góp phần đưa đồng bằng sông Cửu Long thành vùng văn minh sinh thái và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước để ứng phó với biến đổi khí hậu và thích ứng với tác động của các hòa động kinh tế-xã hội ở thượng nguồn sông Mê Công. Sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm nhẹ thiên tai để phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long, ứng phó với biến đổi khí hậu và thích ứng với tác động của các hoạt động kinh tế-xã hội ở thượng nguồn sông Mê Công….

Nội dung của Chương trình là xác lập cơ sở khoa học, thực tiễn, xây dựng và chuyển giao các mô hình, công nghệ, giải pháp để phát triển kinh tế bền vững ở đồng bằng sông Cửu Long, ứng phó với biến đổi khí hậu và thích ứng với tác động của các  hoạt động kinh tế-xã hội ở thượng nguồn sông Mê Công. Cụ thể, Chương trình nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện, bổ sung các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, logistics và chuỗi liên kết, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội theo hướng chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long; thúc đẩy, khuyến khích ứng dụng và chuyển giao công nghệ xanh, tiên tiến, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát triển tài sản trí tuệ trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ nhằm phát triển kinh tế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long.

Chương trình nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn, đề xuất các giải pháp, phát triển và chuyển giao các mô hình; chuyển đổi xanh, quy mô lớn và tận dụng các nguồn lực hợp tác quốc tế nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, thích ứng với tác động của thượng nguồn sông Mê Công, phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, chuyển đổi kinh tế, phù hợp với đặc điểm sinh thái, đặc điểm văn hóa, xã hội… của vùng. Nghiên cứu xây dựng, chuyển giao mô  hình, giải pháp phát triển về kinh tế sông, kinh tế mậu biên, kinh tế tuần hoàn… phù hợp với Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050…

Một trong những nội dung Chương trình hướng đến là xác lập cơ sở khoa học, xây dựng và chuyển giao các mô hình, công nghệ, giải pháp để phát triển xã hội bền vững, hài hòa, ứng phó với biển đổi khí hậu, góp phần đưa đồng bằng sông Cửu Long thành vùng văn minh sinh thái và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước, thích ứng với tác động của các hoạt động kinh tế-xã hội ở thượng nguồn sông Mê Công. Xác lập cơ cơ sở khoa học, thực tiễn, xây dựng và chuyển giao các mô hình, công nghệ, giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dang sinh học theo hướng chuyển đổi xanh, giảm nhẹ thiên tai để phát triển bền vững. Xây dựng và chuyển giao các mô hình, công nghệ, giải pháp tích hợp đồng bộ ứng phó biến đổi khí hậu và thích ứng với tác động của các hoạt động kinh tế- xã hội  ở thượng nguồn sông Mê Công với phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long…

 Những năm qua, các tỉnh trong vùng ĐBSCL đã thực hiện ứng dụng KHCN trong sản xuất, ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Đức Minh

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN