Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Giải mã các cộng đồng “xã hội hóa” STEAM tại Việt Nam

Thứ Tư, 01/11/2023 14:45 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN) – Đưa công nghệ từ thế giới về Việt Nam, phát triển STEAM tại Việt Nam ở mọi lĩnh vực, từ kĩ thuật, công nghệ, thực tế ảo Metaverse, đến nghệ thuật, đưa STEAM và Arduino từ thành phố về nông thôn, lên cả vùng cao xa xôi.

STEAM được phát triển sâu rộng và hành trình cuối cùng, chính là đưa những “công dân toàn cầu” - những bạn trẻ mang hoài bão, ước mơ được học hỏi, những bạn mang đậm tinh hoa văn hóa Việt Nam, lại có trong mình kiến thức của thế giới, đưa Việt Nam kết nối, hội nhập với quốc tế để khẳng định vị thế, khẳng định khả năng của giới trẻ Việt Nam, công nghệ tại Việt Nam.

Đặc biệt, các mô hình giáo dục STEM từ thực tiễn triển khai sẽ giúp Việt Nam trong giai đoạn 2023-2045 tiết kiệm được 50 tỷ đô la Mỹ đầu tư cho giáo dục STEM và vẫn đảm bảo đạt được tạo ra nền tảng đổi mới sáng tạo có tính đột phá với giá trị ước tính từ 500 tỷ đô la Mỹ đến 5 ngàn tỷ đô la Mỹ trong 20 năm.

Chiều ngày 29/10 vừa qua, hội thảo STEAM diễn ra với sự tham gia của rất nhiều các diễn giả đến từ cộng đồng STEAM và Arduino tại khắp Việt Nam.

Chuỗi hoạt động trải nghiệm các gian hàng STEM và hội thảo STEAM bắt đầu từ ngày 28/10 và kết thúc vào ngày 1/11 (Ảnh chụp màn hình)

Theo đó, bài chia sẻ đầu tiên một bức tranh về các cộng đồng đổi mới sáng tạo trên thế giới và hành trình đem những mô hình, phương pháp đó về Việt Nam của ông Lê Ngọc Tuấn – Founder Maker Việt. Từ những cộng đồng mạng lưới Fablab – mô hình phòng lab đổi mới sáng tạo từ đại học MIT, tạo ra một không gian một cộng đồng với các công cụ chế tác, tài nguyên mở để cùng nhau học tập và tạo ra các sản phẩm; từ cộng đồng mã nguồn mở Arduino - nền tảng kết hợp phần cứng mã nguồn mở và phần mềm để tạo sản phẩm rất nhanh từ đó dễ dàng giúp mọi người làm sản phẩm đổi mới sáng tạo nhanh, ít nguồn lực; từ cộng đồng FIRST một cộng đồng robotics cho học sinh từ cấp 1 tới cấp 3 trên thế với mô hình học tập theo các câu lạc bộ robot, CLB không chỉ làm robot là còn như một doanh nghiệp có đủ các bộ phận từ quản trị, kinh doanh, truyền thông và kỹ thuật giúp các bạn trẻ phát triển đồng đều các kỹ năng khác ngoài công nghệ. Từ đó Maker Việt đã hình thành cộng đồng “làng Maker” để cùng tạo ra các sản phẩm mã nguồn mở cho giáo dục STEAM tại Việt Nam, để cùng sinh hoạt làm việc để làm ra các sản phẩm, cùng nhau đi chia sẻ các dự án tới các bạn trẻ K12 thông qua các cuộc thi và liên minh các câu lạc bộ cấp 3 – Vietnam STEAM Union.

Tiếp theo là chia sẻ của 2 bạn học sinh - Nguyễn Minh Thái Học sinh trường THPT Sơn Tây và bạn Phạm Xuân Đạt Học sinh trường THPT Thái Phiên, huy chương vàng cuộc thi First Global đã nhấn mạnh được việc học sinh có thể tự học từ học sinh qua các phong trào cuộc thi trong nước như Vietnam Robotics Challenge và cuộc thi quốc tế như FIRST Global Challenge hay FIRST Tech Challenge. Các bạn trẻ Việt Nam đang là những người đi tiên phong và đóng góp quan trọng trong công cuộc phát triển này. Có rất nhiều bạn chỉ đang là học sinh cấp 3 nhưng đã bộc lộ rõ niềm đam mê đối với STEAM và robotics, không ngừng học hỏi và tìm hiểu, khẳng định vị thế của STEAM, của công nghệ, và đặc biệt là của giới trẻ Việt Nam với các bạn bè trên khắp thế giới. Gần đây, đội tuyển Việt Nam tham dự giải đấu FIRST Global Challenge được tổ chức tại Singapore - 1 trong những giải đấu robot lớn nhất hành tinh, đã xuất sắc giành huy chương vàng của giải đấu này. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ đến từ những bạn nhỏ xuất sắc qua phần tọa đàm “Học sinh cấp 3 phát triển robotics trên Arduino”.

 Các mô hình trải nghiệm STEAM tại Việt Nam (Ảnh: BTC)

Mã nguồn mở giúp dễ dàng chia sẻ và giảm chi phí rất lớn cho việc lan tỏa hay xã hội hóa STEAM. Có 1 dự án mã nguồn mở phần cứng với Arduino cũng được phát triển những năm gần đây, được đưa vào ứng dụng trong giảng dạy rất nhiều nhờ những ưu điểm vượt trội như chi phí rẻ, dễ học, tiếp cận và phù hợp với nhiều đối tượng từ học sinh tới sinh viên. Những bộ mạch được phát triển từ dự án cũng được đưa vào các cuộc thi, điển hình là Vietnam Robotics Challenge năm 2022 và 2023. Ông Nguyễn Việt Anh, Giám đốc Công nghệ dự án VIA – Maker Việt đã chia sẻ về một sản phẩm mà các bạn trẻ vừa có thể học về Arduino, vừa có thể học về Robotics, đặc biệt các bạn lại có thể dùng nó để học về những kiến thức mới nhất như IoT hay AI. Tất cả những kiến thức đó đã được các chuyên gia, kỹ sư trong nước trong các tập đoàn công nghệ, startup tại Việt Nam cùng phát triển. Các chuyên gia đã cùng các bạn trẻ xây dựng một hệ thống tài liệu mở, phần cứng mở, hệ thống giả lập để bất cứ ai cũng có thể học AI với chi phí 0 VND trên các sản phẩm xe tự hành.

Từ những mã nguồn mở như Arduino, những sản phẩm “make in Vietnam” đang được đem ra thế giới. Giáo dục STEAM ngày càng phát triển, đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều các phương pháp, công cụ giảng dạy STEAM được ra đời, giúp các bạn nhỏ - những tài năng tương lai có thể dễ dàng tiếp cận với STEAM hơn. Từ đó, Learnbot ra đời, một sản phẩm giáo dục có tính đột phá trong lĩnh vực giáo dục STEAM Robotics, tích hợp blockchain, IoT, Cloud, A.I, Digital Twin và cả Metaverse Ông Nguyễn Đức Chính, Chuyên gia Phát triển Giải pháp, Công ty CP Công nghệ DTT chia sẻ về câu chuyện của sản phẩm đặc biệt này qua tọa đàm “Khám phá Leanbot: Từ Arduino, IoT đến Digital Twin Robotics Metaverse.

Học sinh hào hứng trải nghiệm STEAM (Ảnh: BTC) 

Ở Việt Nam, giáo dục STEAM đang được các thành phố rất coi trọng phát triển, nhưng vẫn còn ở đâu đó trên những vùng cao xa xôi, những em nhỏ ở nông thôn không có nhiều cơ hội tiếp cận với những công nghệ, trang thiết bị hiện đại, các em chưa được một lần thử trải nghiệm hay được tiếp xúc với STEAM, đâu biết STEAM là gì, vì vậy mà cơ hội được tiếp cận với STEAM hay những công nghệ mới nhất đối với các em là điều gì đó còn xa lắm. Nhưng đã có những người thầy giáo, cô giáo tâm huyết, yêu thương các em, mang những điều đặc biệt ấy đến với các em, để đổi lại những ánh mắt bất ngờ, ngạc nhiên và vui mừng khi được tận mắt, tận tay thử tự làm những sản phẩm STEAM cũng như nuôi dưỡng trong các em niềm đam mê và mong muốn học hỏi công nghệ. Giáo dục STEAM ở vùng cao, ở nông thôn cần những người thầy, người cô tâm huyết và đặc biệt như thế, đại diện của Liên minh STEM - Bà Đào Thị Hồng Quyên - giáo viên được nhận giải thưởng TOẢ SÁNG SỨC MẠNH TRI THỨC của UNICEF kể câu chuyện về “6 người thầy trong giáo dục STEAM vùng cao nông thôn”.

Dịp này, bà Nguyễn Thị Hằng, Quản lý chương trình, STEAM for Vietnam chia sẻ về hành trình ấy qua tọa đàm "Công dân toàn cầu - Hành trình STEAM for Vietnam kết nối trẻ em Việt Nam ra thế giới".

 Theo tính toán của ông Đỗ Hoàng Sơn, từ năm 2023-2045 có khoảng 50 triệu học sinh trong đó có khoảng 20 triệu học sinh K12 hiện tại và mỗi năm có thêm 1.5 triệu học sinh mới.  Một giả định với các mô hình STEAM mở của cộng đồng tại Việt Nam, mỗi học sinh mỗi năm tiết kiệm $100 và trong 10 năm, một học sinh vẫn học các chương trình STEAM quốc tế và sẽ tiết kiệm $1000. Từ đó với một công thức đơn giản từ giờ tới 2045 nếu các chương trình STEAM mở được hỗ trợ, mở rộng và cùng “xã hội hóa” các hoạt động này thì việc lan tỏa và tiết kiệm 50 tỷ đô là một con số rất khả thi. Ông Lê Ngọc Tuấn cũng chia sẻ việc các cộng đồng trong nước làm được các sản phẩm, giải pháp, chương trình STEAM “make in Vietnam” rất quan trọng trong việc lan tỏa các chương trình này, với hơn 20 năm việc mở rộng các cuộc thi tới 2.500 trường THPT của Vietnam Robotics Challenge là điều khả thi và từ đó sẽ có 2500 CLB robotics để dẫn dắt hướng dẫn các học sinh khác xung quanh mình học và làm STEAM từ trên ghế nhà trường với các công cụ mở. Một CLB sẽ có 100 thành viên, từ đó sẽ có 2.5 triệu “giáo viên” là học sinh để chia sẻ cho 50 triệu học sinh khác cả nước. Từ 2.5 triệu “giáo viên” trẻ này sẽ tạo ra hàng trăm, hàng ngàn sản phẩm đổi mới sáng tạo trong tương lai, các startup kỳ lân của Việt Nam trong 10 -15 năm tới.

 

 

HNV

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN