“Trầm tích biển” trong văn hóa người Raglai
Thứ Sáu, 15/10/2021 02:02 (GMT+0)
(ĐCSVN) – Không chỉ in đậm dấu ấn về núi rừng, trong nền văn hóa người Raglai còn in đậm dấu ấn lịch sử, văn hoá qua con thuyền Kagor - linh vật đã được kế thừa và lưu giữ qua nhiều thế hệ, nét “Trầm tích biển” trong tâm thức của người Raglai sâu kín, thầm lặng mà thăng hoa.
Theo nghiên cứu văn hoá, linh vật thuyền Kagor là vật chất tồn tại sau hàng nghìn thế hệ người Raglai, yếu tố “biển” thể hiện rõ trong lễ hội dân gian, ngoài ra còn xuất hiện trong truyện cổ, truyền thuyết, sử thi, dân ca, lời nói vần, câu đố hay một số hoạt động chống thiên tai địch họa…Những nghiên cứu, tìm hiểu về biểu tượng thuyền Kago của người Raglai bước đầu đã phác thảo về quá trình hình thành di cư của tộc người Raglai vào thời kỳ đồ đá trong lịch sử loài người và hành trình đến Nam Trung Bộ nước ta.
|
Lễ bỏ mả của người Raglai - một nghi lễ quan trọng trong các nghi lễ vòng đời để chia tay giữa người sống và người đã khuất về với thế giới vĩnh hằng. |
|
Thuyền Kago sử dụng trong Lễ bỏ mả của người Raglai là con thuyền đưa linh làm bằng một khúc gỗ đẽo dưới dạng lâu thuyền. Thuyền là sợi dây kết nối giữa cái hiện thực và hư vô là thế giới tâm linh giữa con người hiện tại với thế giới bên kia. |
|
Theo nghiên cứu văn hóa người Raglai, những biến chuyển trong lịch sử đấu tranh sinh tồn người Raglai rút dần lên vùng núi cao sinh sống. Cùng với thời gian, những dấu ấn văn hóa của cư dân miền biển trở thành những trầm tích trong nền văn hóa Raglai. |
|
Đồng bào dân tộc Raglai, thôn Động Thông, xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận trang trí thuyền Kago trong Lễ bỏ mả. |
|
Trên thuyền Kagor trang trí hoa văn hình rồng uốn chầu trên đỉnh các ngôi nhà đối xứng tâm, thêm nữa là hình rắn garai, bên dưới là hàng rào, chim chóc, cá, trái bầu và cả dụng cụ là dao, rìu... |
|
Trải qua chiều dài lịch sử, văn hoá, thuyền Kagor trở thành biểu tượng thẩm thấu tập quán, tín ngưỡng “đa thần”, sùng bái các đấng siêu nhiên, kính trọng, biết ơn ông bà thủy tổ mà còn hiện rõ tính nhân văn, nhân sinh quan sâu đậm. |
|
Cũng như các dân tộc sinh sống ở phía Nam Trường Sơn và Tây Nguyên, đồng bài Raglai có đời sống, tín ngưỡng gắn bó mật thiết với thiên nhiên. Đồng bào sống trọng tình nghĩa, tôn sùng thần linh, biết ơn tổ tiên đã sinh ra nòi giống. |
|
. |
|
Đồng bào Raglai thực hiện đặt thuyền Kagor trên nóc nhà nơi người đã khuất yên nghỉ. |
|
Ngày nay, trong sự phát triển chung của đời sống, xã hội, được sự quan tâm của Nhà nước hiện đồng bào Raglai đã có mức sống khá ổn định. Trong lĩnh vực văn hoá, nhiều nét đặc trưng văn hoá của người Raglai được các cấp ngành văn hoá quan tâm, bảo tồn, gìn giữ. |
|
Việc thực hiện chủ trương phục dựng, duy trì, bảo tồn những đặc trưng văn hóa của dân tộc Raglai hiện nay đang góp phần thiết thực để xây dựng nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng, tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc. |
Dân tộc Raglai ở Việt Nam có 146 613 người (kết quả tổng điều tra dân số năm 2019), thuộc ngữ hệ Malayo – Peoolinêdi, sinh sống lâu đời trên các vùng núi Nam Trường Sơn Tây Nguyên thuộc các tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận và Lâm Đồng. Đồng bào theo chế độ mẫu hệ, trước đây từng có tập quán du canh du cư, sinh sống với nhau đoàn kết, quây quần thành làng, bản. Pô pa-lây (già làng) là người có uy tín thường đứng ra giải quyết công việc của làng, bản. Người Raglai theo tín ngưỡng đa thần “vạn vật hữu linh”. “Giàng” là vị thần linh tối cao nhất, văn hoá có chữ viết, truyện thần thoại về các vị thần sáng tạo trời đất, muôn loài. Dân ca có điệu alâu (nói lì, hát đối đáp), điệu xúri (hát than thân), điệu se ngai (hát tỏ tình), có tục ngữ… |
Nguyễn Quyên