Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

TP Hồ Chí Minh phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp, góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa – hiện đại hóa

Thứ Bảy, 21/12/2024 17:29 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN) - Khu công nghiệp hiện đang đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của cả nước. Trong đó, TP Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp quy mô lớn hàng đầu, thu hút một lượng lớn dòng vốn FDI.

Các khu công nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh không chỉ thúc đẩy công nghiệp hóa – hiện đại hóa mà còn tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. TP Hồ Chí Minh, với vị thế là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, đã đầu tư và phát triển các cụm khu công nghiệp ngay từ những năm 90.

Theo thống kê, TP Hồ Chí Minh hiện đang có khoảng 20 khu công nghiệp đang hoạt động thuộc đa dạng các lĩnh vực, ngành nghề. Trong đó tập trung chủ yếu là về lĩnh vực sản xuất công nghiệp và chế tạo. Các khu công nghiệp này đều được Chính phủ áp dụng nhiều chính sách ưu đãi để thu hút nguồn vốn đầu tư cả trong và ngoài nước. Từ đó đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước.

1. Khu công nghiệp Đông Nam

Khu công nghiệp Đông Nam

Khu công nghiệp Đông Nam tọa lạc tại huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh với diện tích đầu tư khoảng 342,53 ha, thuộc Công ty cổ phần đầu tư Sài Gòn VRG. Lĩnh vực hoạt động chính của KCN này bao gồm: công nghệ thông tin, cơ khí, xử lý hóa học, vật liệu xây dựng, sản xuất thiết bị thể thao, sản xuất đồ nội thất,… Không chỉ tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, KCN cũng chú trọng nghiên cứu và phát triển các công nghệ cao để xử lý chất thải, ngăn chặn vấn đề ô nhiễm môi trường.

2. Khu công nghiệp Vĩnh Lộc

Khu công nghiệp Vĩnh Lộc

Khu công nghiệp Vĩnh Lộc nằm giữa hai trung tâm đô thị lớn của thị xã Thủ Dầu Một và huyện Củ Chi, thuận tiện kết nối với trung tâm TP.HCM, cảng biển Vũng Tàu và khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài. Chính nhờ vị trí giao thông liên kết vùng thuận lợi đã mang đến cho KCN nguồn vốn đầu tư và phát triển dồi dào.

Dự án này có quy mô 282,96 ha, được quy hoạch hiện đại và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh. KCN Vĩnh Lộc hoạt động trong các ngành chủ lực: kinh doanh bất động sản, lập dự án đầu tư, quản lý dự án, mua bán vật liệu xây dựng, cho thuê nhà xưởng, kho bãi, văn phòng, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, dịch vụ vệ sinh môi trường,…

3.Khu công nghiệp Tân Bình

Khu công nghiệp Tân Bình

KCN Tân Bình nằm trong nội thành T Hồ Chí Minh, gần các cửa ngõ giao thương quan trọng của thành phố như: sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 22, ga đường sắt Hòa Hưng, trung tâm cảng Sài Gòn,… Những lợi thế về giao thông biến nơi đây thành điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư.

4.Khu công nghiệp Tân Tạo

KCN này đã tạo ra việc làm cho hơn 24.000 lao động trong khu vực 

Tọa lạc trên địa bàn phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, KCN Tân Tạo sở hữu quy mô đầu tư lên đến 443 ha. Hiện nay, khu công nghiệp đã thu hút được hơn 200 doanh nghiệp đầu tư với đa dạng các ngành nghề, lĩnh vực bao gồm: cơ khí, dệt may, chế biến gỗ, chế biến thủy hải sản, sản xuất bao bì,… Cùng với sự phát triển lớn mạnh, KCN này đã tạo ra việc làm cho hơn 24.000 lao động trong khu vực.

5. KCN Tân Phú Trung

Khu công nghiệp Tân Phú Trung

Khu công nghiệp Tân Phú Trung nằm ở phía Tây Bắc của TP.HCM, ngay mặt tiền Quốc lộ 22, thuộc xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi. Đây được xem là vị trí giao thương rất thuận lợi khi cách trung tâm TP.HCM chỉ 25km, cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chỉ 15km và cách cảng Sài Gòn 27km. Vị trí này cũng dễ dàng kết nối với Quốc lộ 1A – tuyến đường giao thông quan trọng hàng đầu của cả nước.

Với tổng diện tích lên đến 590 ha, KCN Tân Phú Trung được đầu tư quy hoạch hiện đại và đồng bộ. Trong đó có 359 ha diện tích đất công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư. Ngoài ra còn có 48 ha đất được dùng xây dựng nhà ở cho người lao động, đi kèm cùng nhiều tiện ích về ngân hàng, dịch vụ y tế,…

6. Khu chế xuất Tân Thuận

Khu chế xuất Tân Thuận

Khu chế xuất Tân Thuận được biết đến là khu chế xuất đầu tiên của Việt Nam, được thành lập vào năm 1991 với quy mô 300 ha. Tọa lạc tại cửa ngõ quận 7, cách trung tâm thành phố chỉ 4km, cách khu đô thị Phú Mỹ Hưng chỉ 1,5km, đây được xem là KCN hiếm hoi nằm ngay trung tâm thành phố. Cũng chính nhờ vậy, khu chế xuất này có thể dễ dàng kết nối với nhiều đầu mối giao thông cả về đường bộ, đường thủy lẫn đường hàng không.

Khu chế xuất Tân Thuận thu hút được hàng trăm nhà đầu tư thuộc đa dạng lĩnh vực.

Tính đến nay, khu chế xuất Tân Thuận đã thu hút được hơn 130 doanh nghiệp đầu tư, giải quyết hơn 60.000 việc làm cho người lao động trong khu vực. Các ngành nghề, lĩnh vực đầu tư chủ lực tại đây phải kể đến: phần mềm và công nghệ cao, cơ khí, đồ điện tử, dệt may, dược mỹ phẩm, sản xuất bao bì,…

7. Khu công nghiệp Hiệp Phước

KCN này có vị trí vô cùng thuận lợi, mang tính cạnh tranh cao so với các KCN khác tại khu vực cũng như các tỉnh lân cận. 

Khu công nghiệp Hiệp Phước được đầu tư phát triển qua 3 giai đoạn với tổng diện tích đầu tư lên đến 2000 ha. KCN này có vị trí vô cùng thuận lợi, mang tính cạnh tranh cao so với các KCN khác tại khu vực cũng như các tỉnh lân cận. Theo đó, nó cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chỉ 20km, có 3 cảng biển quốc tế ngay trong KCN bao gồm: cảng Sài Gòn – Hiệp Phước, cảng Tân Cảng – Hiệp Phước và cảng Container Quốc tế Trung tâm Sài Gòn (SPCT).

8.Khu công nghiệp Lê Minh Xuân

Khu Công nghiệp Lê Minh Xuân thành phố Hồ Chí Minh

Khu công nghiệp Lê Minh Xuân tọa lạc tại huyện Bình Chánh, TP.HCM với diện tích đầu tư 900 ha. Đây là một trong các khu công nghiệp lớn của TP.HCM được thành lập thành lập theo quyết định của thủ tướng chính phủ. KCN này đã đi vào hoạt động từ năm 1997 cho đến nay, tiếp nhận khoảng gần 200 nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.

Các ngành nghề, lĩnh vực chính thu hút nhà đầu tư tại đây phải kể đến: công nghiệp dệt, nhuộm, may mặc, giày da, công nghiệp nhựa, chế biến cao su, công nghiệp chế biến thực phẩm, lắp ráp điện tử, vật liệu xây dựng,… Với vị trí giao thương thuận lợi, cơ sở hạ tầng – vật chất hiện đại cùng lực lượng lao động dồi dào, KCN Lê Minh Xuân được xem là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư thuộc đa dạng lĩnh vực.

9. KCN Tây Bắc Củ Chi

Tây Bắc Củ Chi là một trong các khu công nghiệp lớn ở tphcmKhu công nghiệp

Tây Bắc Củ Chi, tọa lạc tại xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM, là trung tâm công nghiệp đáng chú ý với diện tích rộng khoảng 220.643 ha. Đây cũng là khu vực tập trung của nhiều khu công nghiệp lớn, điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Vị trí của KCN nằm gần các tuyến đường chính như Quốc lộ 22, Quốc lộ 8 và Quốc lộ 1A, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và hạ tầng logistics.

Khu công nghiệp này cũng được đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, bao gồm hệ thống đường giao thông thuận lợi, hệ thống cấp nước, hệ thống điện và nhiều tiện ích khác phục vụ hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó là một loạt tiện ích và dịch vụ công cộng như: trạm y tế, trạm phòng cháy chữa cháy, khuôn viên cây xanh, sân thể thao, dịch vụ ngân hàng,…

10. Khu chế xuất Linh Trung 2

Dự án KCN Linh Trung 2

Khu công nghiệp Linh Trung 2 tọa lạc tại phường Bình Chiểu, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích 61,7 ha. Đây là khu vực có vị trí địa lý thuận lợi, dễ dàng kết nối với cảng biển và cảng hàng không, tạo điều kiện tốt nhất cho việc giao thương hàng hóa. Cụ thể, KCN nằm gần Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam, cách sân bay Tân Sơn Nhất 30km và nằm gần cảng biển quốc tế Cát Lái.

KCN này cũng đặc biệt chú trọng đầu tư các dịch vụ và tiện ích nội khu nhằm đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong đó bao gồm hệ thống điện công suất lớn, hệ thống chiếu sáng, đường giao thông nội bộ, hệ thống nước sạch, nhà máy xử lý nước thải, hệ thống cây xanh,… Tính đến nay, KCN đã thu hút được hơn 40 nhà đầu tư với tổng vốn đầu tư lên đến 130 triệu USD. 

V.Lê (t/h)

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN