Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Phụ nữ dân tộc thiểu số bước đầu khẳng định năng lực

Thứ Năm, 21/12/2023 18:04 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN) - Trong sự phát triển chung của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn đánh giá cao vai trò trách nhiệm phụ nữ của phụ nữ nói chung và phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng; đồng thời luôn tạo điều kiện để phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị. Trên thực tế, chị em đã khẳng định được năng lực của mình.

Ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, trước đây một phụ nữ là người dân tộc thiểu số được đi học và tham gia công tác xã hội là cả một hành trình dài tư tưởng “con gái không cần đi học”, con gái chỉ cần ở nhà rồi lấy chồng sinh con, chăm lo cho gia đình. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của tỉnh, hiện nay toàn huyện có 24 người là nữ dân tộc thiểu số đang giữ chức danh lãnh đạo quản lý ở các cơ quan ban hành ban ngành của huyện và các xã.

Đồng chí Pờ Diệu Ninh, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Mường Nhé – một tiêu biểu của phụ nữ dân tộc Hà Nhì - cho biết, hiện nay, nhiều chị em phụ nữ các dân tộc thiểu số tham gia công tác ở huyện, xã, các trường học. Ở xã Sín Thầu (Mường Nhé) cũng có rất nhiều chị được đi học và đi làm việc ở xã. Thời gian qua, chị em người dân tộc thiểu số luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền của huyện Mường Nhé quan tâm, tạo điều kiện cho sự phát triển.

 Ảnh minh họa

Ở tỉnh Gia Lai, phụ nữ tham gia quản lý nhà nước tăng lên từng năm. Có nhiều đồng chí nữ lãnh đạo chủ chốt là người dân tộc thiểu số, hiẹn đang công tác ở các sở, ban ngành, đoàn thể và các doanh nghiệp. Đây là minh chứng cho sự nỗ lực của các cấp ủy chính quyền trong việc xóa bỏ khoảng cách về giới nâng cao vị thế của phụ nữ trong tình hình mới.

Chị Hờ Uyên Heni, dân tộc Gia Rai ở xã Ia’Mơ Nông huyện Chư Păh cho biết, khi thấy người phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia và các cấp chính quyền thì chúng tôi hiểu rằng đó là sự bứt phá sự mạnh mẽ, sự quyết tâm, vì khi một người phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia vào hệ thống chính quyền, họ chính là người tiên phong và dẫn dắt. Họ là những người có học thức, hiểu biết, hiểu được công tác chuyên môn, công tác chính trị và từ đó họ sẽ có rất nhiều kiến thức. Người phụ nữ đó sẽ gương mẫu để giúp đỡ cộng đồng của mình đi lên.

Còn tại Đắk Lắk, trong những năm qua, công tác cán bộ trong đó có cán bộ nữ và cán bộ nữ dân tộc thiểu số tại chỗ cũng được tỉnh đặc biệt quan tâm. Bà Tô Thị Vân, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk cho biết, các cấp hội phụ nữ cũng rất cố gắng để chị em phát huy năng lực, sở trường; động viên sự nỗ lực của chính bản thân các phụ nữ cán bộ hội để phụ nữ ngày càng nâng cao vai trò khi tham gia chính quyền các cấp. Kết quả là, những năm vừa qua, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào hệ thống chính trị đạt kết quả rất cao, từ 15 đến 30 % tùy theo từng địa phương. Đó là sự nỗ lực của các chị em. "Tôi chắc chắn rằng, nếu làm tốt công tác này thì công tác bình đẳng giới cũng được nâng cao, góp phần nâng cao vai trò của phụ nữ trong các hoạt động xã hội ở tỉnh".

Khẳng định những đóng góp của phụ nữ nói chung và phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng, phát biểu tại buổi gặp mặt các phụ nữ ở cơ sở tiêu biểu toàn quốc mới đây, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã biểu dương sự nỗ lực phấn đấu của hàng vạn hội phụ nữ cơ sở, hàng vạn chủ tịch hội phụ nữ cơ sở đã đóng góp cho phong trào phụ nữ và hoạt động của hội làm cầu nối giữa đảng với các tầng lớp phụ nữ Việt Nam; đồng thời mong muốn trong thời gian tới, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam quán triệt sâu sắc, cụ thể hóa, tổ chức thực hiện tốt tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của đảng gắn với Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 21 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới. Đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh: "Thúc đẩy bình đẳng giới là một trong những biện pháp quan trọng để chúng ta có thể phấn đấu để đạt được mục tiêu chỉ tiêu rất cao của Nghị quyết 11 và biện pháp này đã được đưa vào luật bình đẳng giới, làm sao để có thể thúc đẩy được 15 % phụ nữ tham gia trong cấp ủy, làm sao để đạt được 35 % đại biểu đại biểu hội đồng nhân dân Quốc hội là phụ nữ". Đây cũng là bài toán đặt ra cho các địa phương trong việc thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị mà đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đề ra./.

Phong Điền

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN