Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Phong tục gói bánh chưng ngày Tết

Thứ Năm, 08/02/2024 08:46 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon
00:00 / 00:00

(ĐCSVN) - Tục gói bánh Chưng Tết ở nước ta đã có từ lâu đời, hình thành và lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ người Việt Nam. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm lịch sử, phong tục gói bánh Chưng để dâng cúng tổ tiên trong ngày Tết vẫn không hề mai một.

Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh dày”, xuất hiện vào đời Hùng Vương thứ 6, nhân dịp giỗ tổ vua Hùng đã triệu tập các quan Lang (các con của nhà vua) đến và truyền rằng: vị quan Lang nào tìm được món lễ vật dâng lên tổ tiên hợp ý với nhà vua nhất sẽ được nhà vua nhường ngôi. Các vị quan Lang lên rừng, xuống biển tìm châu ngọc và các sản vật quý để làm lễ vật dâng lên nhà vua. Riêng Lang Liêu là người con nghèo khó nhất trong số các vị quan Lang, chàng không tìm những sản vật quý hiếm về dâng vua cha, mà đã dùng ngay những nông sản thường ngày gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong để tạo ra hai loại bánh tượng trưng cho trời tròn và đất vuông (còn được gọi là bánh chưng và bánh dày) để làm lễ vật dâng vua cha. Lễ vật của Lang Liêu hợp với ý vua Hùng nhất và nhà vua đã truyền ngôi cho Lang Liêu…Từ đó bánh Chưng, bánh dày đã trở thành lễ vật không thể thiếu trong các nghi thức thờ cúng, để thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn đối với tiên tổ, cha, ông.

 Trong xã hội hiện đại ngày nay, có nhiều phong tục truyền thống bị mai một, nhưng tục gói bánh chưng ngày Tết vẫn được người Việt lưu giữ cho tới bây giờ.
 Nét đẹp văn hóa truyền thống đó không thể thiếu vào mỗi dịp Tết đến Xuân về, khi mọi người cùng nhau gói bánh hay quây quần bên nồi bánh chưng nghi ngút khói tỏa thể hiện sự sum vầy, đoàn tụ.
Gói bánh chưng đón Tết luôn gắn liền với truyền thống tốt đẹp của các gia đình người Việt. 
Gạo nếp và đỗ xanh hai nguyên liệu chính để gói bánh. 
 Những chiếc lá dong được rửa sạch sẽ, một công đoạn tạo lên những chiếc bánh chưng Tết.
 Những chiếc bánh chưng hình thành từ đôi bàn tay khéo léo.
Công đoạn gói bánh...
 Bánh chưng sau khi gói xong sẽ đưa vào nồi để luộc từ 10 đến 12 tiếng.
 Loại bánh chưng dài được người dân miền Nam ưa chuộng.
 Nhìn thấy bánh chưng là thấy Tết.        
                                                                                       
Thế Dương

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN