Phát triển thanh long theo hướng công nghệ cao
Thứ Sáu, 26/04/2019 19:10 (GMT+0)
(ĐCSVN) - Để phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tỉnh Long An đang tích cực triển khai Đề án ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất thanh long nhằm tiết kiệm diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng trái hướng tới xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Úc, EU…
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, hiện nay, nông dân trồng thanh long trên địa bàn tỉnh đã và đang áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, góp phần làm giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đến nay, tỉnh thực hiện được gần 1500 ha (đạt 70% kế hoạch) vùng sản xuất thanh long ứng dụng công nghệ cao, có kết hợp hướng dẫn nông dân sản xuất theo VietGAP, sử dụng phân hữu cơ vi sinh, phân sinh học, tưới nước tiết kiệm, trồng thanh long bằng giàn...
Theo đánh giá, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thanh long bước đầu đã làm thay đổi tập quán sản xuất truyền thống của nông dân, phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay và xu thế phát triển của thế giới.
Kết quả bước đầu của cho thấy, nông dân đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý hơn trong quản lý dịch bệnh, làm quen với việc ghi chép nhật ký sản xuất. Đặc biệt mô hình tưới tiết kiệm đã giúp nông dân tiết kiệm được 80% công lao động (công tưới nước, bón phân), tiết kiệm điện năng, tiết kiệm lượng nước sử dụng... Kết quả, hạch toán hiệu quả kinh tế cho thấy trồng thanh long ứng dụng công nghệ cao lợi nhuận tăng bình quân khoảng 2,5-5 triệu đồng/ha.
Dưới đây là một số hình ảnh về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất thanh long:
Ở Long An, cây thanh long phát triển rất tốt, được coi là cây trồng chủ lực và được trồng
nhiều nhất ở huyện Châu Thành
Từ nhiều năm nay, cây thanh long đã phát triển mạnh và vươn ra thị trường thế giới,
nhưng chủ yếu vẫn là thị trường Trung Quốc
Để trái thanh long đáp ứng được thị trường lớn như: Mỹ, Úc, EU..., tỉnh Long An đã áp dụng
công nghệ cao để phát triển mạnh cây thanh long
Tại huyện Châu Thành hiện có trên 8.200 ha thanh long, trong đó có gần 1.500 ha ứng dụng
công nghệ tiên tiến vào sản xuất với hơn 2.200 hộ tham gia
Nhiều hộ gia đình ứng dụng mô hình tưới nước (kết hợp bón phân) bằng công nghệ hiện đại.
Mô hình giúp nông dân tiết kiệm được 80% công lao động.
Hiện nay, nhiều hộ gia đình cũng đã sử dụng bóng đèn huỳnh quang
ánh sáng đỏ để xử lý thanh long ra nghịch vụ
Đặc biệt, nhiều hộ gia đình đã chuyển đổi cách trồng thanh long bằng trụ sang trồng bằng giàn. Đây là mô hình đang được tỉnh Long An thực hiện thí điểm bởi cách làm này vừa tiết kiệm diện tích đất, lại tiện lợi trong khâu chăm sóc
Anh Nguyễn Văn Trung, ở ấp 4, xã Hòa Phú, huyện Châu Thành là 1 trong số các hộ
thực hiện thí điểm chia sẻ cách làm này cành phân tán đều, ít bệnh hơn, năng suất cũng cao hơn
Hiện nay, sản xuất thanh long ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn VietGAP đã
nâng giá trị sản phẩm thanh long và xuất khẩu sang thị trường các nước khó tính
Thanh long của Long An đã vào được thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Newzealand,...
Ngày 20/9/2018, lô hàng thanh long đầu tiên của Long An đã được xuất sang Australia.
Đặc biệt, nhờ ứng dụng blockchain vào sản xuất, thanh long xuất khẩu với giá rất tốt
vào các thị trường Úc, Mỹ, châu Âu. (Trong ảnh, người dân dùng thử phần mềm truy xuất nguồn gốc
thông qua công nghệ blockchain trên trái thanh Long do Chính phủ Australia tài trợ)./.
Minh Hoàng