Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngày này năm xưa: 27/8

Thứ Ba, 27/08/2024 08:30 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN) - Ngày 27/8/1946, Chính phủ ký Sắc lệnh số 172/SL cho phép Nha Bưu điện Việt Nam in và phát hành bộ tem đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Bộ tem gồm 5 mẫu thể hiện chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là lần đầu tiên chiếc tem thuần chất của nước ta mang trên mình hai chữ “Việt Nam” cùng với vị lãnh tụ vĩ đại sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sự kiện trong nước:

- Ngày 27/8/1946, Chính phủ ký Sắc lệnh số 172/SL cho phép Nha Bưu điện Việt Nam in và phát hành bộ tem đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Bộ tem gồm 5 mẫu thể hiện chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là lần đầu tiên chiếc tem thuần chất của nước ta mang trên mình hai chữ “Việt Nam” cùng với vị lãnh tụ vĩ đại sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người có vinh dự được vẽ mẫu tem đầu tiên này là cố họa sĩ Nguyễn Sáng. Ông đã tập trung tài trí vẽ chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, đúng yêu cầu tem thư: Chi tiết, đặc trưng và chính xác cao, đúng chất đồ họa, phù hợp với điều kiện in tem khó khăn, thiếu thốn của những ngày đầu dựng nước. Đây là bộ tem đầu tiên của Nhà nước cách mạng, ban hành trong nước và đi toàn thế giới, có ý nghĩa lịch sử gắn với lịch sử của cách mạng Việt Nam.

Bộ tem do họa sĩ Nguyễn Sáng thiết kế. Ảnh tư liệu  

- Ngày 27/8/1945, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập phiên họp đầu tiên của Ủy ban Dân tộc Giải phóng đưa ra đề nghị cụ thể về chính sách đại đoàn kết dân tộc để thành lập Chính phủ thống nhất quốc gia bao gồm cả những đại diện các đảng phái yêu nước và những nhân sĩ không đảng phái, những nhân vật có danh vọng trong xã hội. Hưởng ứng đề nghị trên, nhiều ủy viên Việt Minh xin rút lui để nhường ghế cho những thành phần khác. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong Chính phủ có ba ghế cho Đảng Dân chủ, một cho công giáo và nhiều bộ trưởng không đảng phái.

Sự kiện quốc tế:

- Ngày 27/8/1770 là ngày sinh Phơriđrich Hêghen (Friedrich Hegel) triết gia nổi tiếng người Đức, người đề xướng ra phép biện chứng trong sự phát triển sự vật. Các tác phẩm nổi tiếng của ông là: "Khoa học của lôgic", "Cơ sở triết học", "Từ điển Bách khoa các khoa học về triết học", "Nguyên lý triết học của luật pháp", "Mỹ học", "Lôgic"... Triết học của ông đã có ảnh hưởng lớn đến nền vǎn hóa thế giới ở thế kỷ 19 và 20. Tư tưởng triết học của ông phân định rõ hai mặt: Phép biện chứng phát triển trên cơ sở duy tâm và hệ thống triết học duy tâm khách quan. Phép biện chứng của ông là mặt tiến bộ trong triết học, là một thành quả vĩ đại của triết học cổ điển Đức. Mác và Ǎngghen đã tiếp thu có phê phán phép biện chứng duy tâm của Hêghen, đề ra phép biện chứng duy vật.

- Ngày 27/8/1962, bắt đầu cho thực hiện Mariner 2 - chuyến thám hiểm không gian không người lái đến Sao Kim do NASA tiến hành.

- Ngày 27/8/1965, Lơ Coócbuýtsiê là nhà kiến trúc lỗi lạc, nhà quy hoạch thành phố và lý luận kiến trúc hiện đại qua đời. Ông sinh nǎm 1887, người gốc Thuỵ Sĩ. Ông chủ trương kiến trúc và quy hoạch thành phố phải phụ thuộc vào yêu cầu sử dụng và tuân thủ chức nǎng thực tiễn. Trên tinh thần đó, ông đã hoàn thành các đồ án cho nhiều đất nước như: Phương án Cung Xô Viết ở Mátxcơva, 1928; Bảo tàng nghệ thuật hiện đại Pari, 1935; Nhà bảo tàng Tôkyô; trụ sở Liên hợp quốc ở Niu Oóc York 1952. Lơ Coócbuýtsiê không những là nhà kiến trúc, nhà quy hoạch mà còn là nhà xã hội học, nhà vǎn, nhà thơ trữ tình, hoạ sĩ, nhà điêu khắc./.

PV

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN