Ngày này năm xưa: 07/8
(ĐCSVN) - Nhà thơ, nhà vǎn hoá lỗi lạc của Ấn Độ Rabindranath Tagore mất ngày 7/8/1941. Ông là người đầu tiên ở châu Á được tặng giải thưởng Nobel về vǎn chương nǎm 1913 với tập "Thơ dâng". Ông để lại 52 tập thơ, 42 vở kịch, gần 100 truyện ngắn, hàng trǎm ca khúc, hàng nghìn bức họa đang được giữ gìn trong các bảo tàng mỹ thuật.
Sự kiện trong nước:
- Ngày 7/8/1943: Báo Thanh niên xuất bản tại Sài Gòn ra số đầu tiên. Tờ báo do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát chủ trương, với sự cộng tác của nhiều trí thức, nghệ sĩ yêu nước như: Dương Tử Giang, Lưu Hữu Phước, Mạnh Phú Tư, Nguyên Hồng, Chế Lan Viên, Xuân Diệu... Tờ báo trở thành hạt nhân của phong trào thanh niên yêu nước Nam Bộ thời kỳ tiền khởi nghĩa. Số cuối cùng của tờ báo ra ngày 30/9/1944.
- Ngày 7/8/1956: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 997-TTg về việc thành lập Cục Quản lý dự trữ vật tư của Nhà nước thuộc Chính phủ. Theo Nghị định này, tổ chức bộ máy của Cục Quản lý dự trữ vật tư của Nhà nước gồm có 4 phòng chuyên môn và 18 cơ quan đại diện đặt tại các địa bàn trọng yếu của đất nước. Với ý nghĩa lịch sử đó, ngày 7/8 hằng năm là “Ngày truyền thống của ngành Dự trữ Nhà nước” (theo Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 6/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ).
- Ngày 7/8/1989: Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công ký lệnh công bố Pháp lệnh về Tài nguyên khoáng sản. Pháp lệnh khẳng định: Tài nguyên khoáng sản là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, phải được bảo vệ, sử dụng hợp lý nhằm bảo quản nhu cầu nguyên liệu khoáng sản trước mắt và lâu dài của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Bản pháp lệnh gồm 8 chương, với 36 điều. Các chương chính của pháp lệnh là: Điều tra địa chất; khai thác mỏ; bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác; thanh tra Nhà nước về tài nguyên khoáng sản; giải quyết tranh chấp.
Sự kiện quốc tế:
- Ngày 7/8/1941: Ngày mất của nhà thơ, nhà vǎn hoá lỗi lạc của Ấn Độ Rabindranath Tagore. Ông sinh nǎm 1861 tại Kolkata. Thuở bé, Tagore thông minh, hiếu học. Ở tuổi thanh niên, Tagore đã dịch thông thạo nhiều tác phẩm của các nhà vǎn châu Âu, thích nghe kể sử thi và dân ca.
Sự nghiệp sáng tác vǎn học nghệ thuật của ông rất đồ sộ và nổi tiếng. Tagore là người đầu tiên ở châu Á được tặng giải thưởng Nobel về vǎn chương nǎm 1913 với tập "Thơ dâng". Ông để lại 52 tập thơ, 42 vở kịch, gần 100 truyện ngắn, hàng trǎm ca khúc, hàng nghìn bức họa đang được giữ gìn trong các bảo tàng mỹ thuật.