Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Lễ hội Giỗ tổ nghề thêu tại Đà Lạt

Thứ Tư, 12/06/2024 20:55 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon
00:00 / 00:00

(ĐCSVN) - Ngày 12/6, tại XQ Sử quán (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) diễn ra lễ hội Giỗ tổ nghề thêu và lễ ký kết hợp tác nghệ thuật vì Hòa bình và Hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc.

Trên vùng đất Đà Lạt xinh đẹp, nơi hương sắc của ngàn hoa hòa cùng với sự mát lành của không khí, nghề thêu đã trở thành một di sản văn hóa đặc biệt, và XQ Sử Quán là ngôi nhà tôn vinh và gìn giữ những nét đẹp đó.

Lễ giỗ tổ nghề thêu 2024 tại XQ Sử Quán - Đà Lạt.

Ngày giỗ tổ nghề thêu năm nay, không gian tại XQ Sử Quán trang hoàng lung linh, rực rỡ với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ, nghệ nhân tranh thêu tay XQ trong trang phục truyền thống dân tộc, trang nghiêm thực hiện nghi lễ thay "Áo sống - Áo chết”. Tiếp theo sau đó là nghi thức dâng Quả phúc Tổ tiên tại đền thờ Đức tổ nghề thêu Lê Công Hành mục đích ôn lại truyền thống, tri ân Tổ nghề, tôn vinh các nghệ nhân đã cố gắng bảo tồn và sáng tạo, phát triển nghề thêu truyền thống của dân tộc Việt.

Lễ ký kết xây dựng nền văn hóa hòa bình giữa nghệ sĩ XQ Việt Nam và nghệ sỹ Hàn Quốc. 

Những nghệ nhân, nghệ sĩ XQ phải không bao giờ mệt mỏi trong việc sáng tạo với hy vọng góp phần đẩy mạnh sự đa dạng trong văn hoá cũng như giá trị dân chủ, khoan dung, công bằng và hoà bình gắn liền với nó.

Bên cạnh các nghi thức, hoạt động tôn vinh nghề thêu, tại lễ hội năm nay còn diễn ra lễ ký kết hợp tác nghệ thuật vì Hòa bình và Hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc, gắn tình hữu ái và đoàn kết của hai nước Việt Hàn, cùng nhau hướng tới tương lai - xây dựng một nền văn hoá hoà bình trên trái đất này.

Ông Kwon Sung-Taek chủ tịch kiêm giám giám đốc điều hành Koveca Hàn Quốc và bà Trần Thị Hồng Lan - Chủ tịch Hiệp Koveca tại Việt Nam buộc cánh chim hòa bình.

Lễ hội Giỗ Tổ nghề thêu truyền thống hằng năm chính là một trong nhiều sự kiện và hoạt động văn hóa, nghệ thuật của các nghệ nhân, nghệ sĩ XQ gắn với nghề thêu và người phụ nữ, tôn vinh và giúp xã hội hiểu, nhận thức đầy đủ cũng như cảm thông với người phụ nữ làm nghề thêu, bằng lao động nghệ thuật cần cù, kiên trì và sáng tạo của mình đang hằng ngày làm đẹp cho đời, quảng bá văn hóa dân tộc đến với bạn bè quốc tế./.

Xuân Lộc

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN