Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Khúc tráng ca trên bầu trời Hà Nội

Thứ Hai, 12/12/2022 10:40 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN) - Đầu xuân Mậu Thân năm 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã dự báo "Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra đánh Hà Nội... Ở Việt Nam, Mỹ sẽ nhất định thua, nhưng nó chỉ thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội".

Đúng như dự báo ấy, 50 năm trước, trong 12 ngày đêm lịch sử năm 1972, quân dân Hà Nội đã làm lên kỳ tích bắn rơi 81 máy bay Mỹ, trong đó có 34 “siêu pháo đài bay chiến lược” B52, đập tan cuộc tập kích hàng không chiến lược (Linebacker II) của đế quốc Mỹ, góp phần quan trọng để tiến tới ký kết Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, tháng 1/1973.

Nhân dịp kỷ niệm 50 chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12/1972 – 12/2022) cùng nhìn lại những tư liệu, hiện vật tái hiện chiến công vĩ đại của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ 20.

 Nội các của Tổng thống Ních-xơn bàn kế hoạch dùng B52 đánh vào Hà Nội, Hải Phòng cuối năm 1972.
 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara đang trình bày kế hoạch cho máy bay ném bom Hải Phòng và Hà Nội.

Tầu sân bay đưa máy bay bí mật về đảo Guam chuẩn bị tấn công vào Hà Nội.

Quân ủy Trung ương họp bàn, nhận định tình hình quân sự năm 1972. 
 Đại tướng Võ Nguyên Giáp duyệt phương án đánh B52 tại Bộ tư lệnh Phòng không Không quân.
 Những ngày đầu tháng 12/1972, cuộc sống ở các Thành phố Hà Nội, Hải Phòng đã đông vui trở lại. Mọi người đều hy vọng hòa bình ở trong tầm tay, nhưng những tiếng bom B52 một lần nữa khiến họ phải đi sơ tán.
Các đơn vị phòng không Hà Nội được lệnh chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu đánh trả các đợt tập kích đường không của địch vào Thủ đô Hà Nội. 
 Dây chuyền sản xuất đạn tên lửa làm việc suốt ngày đêm cung cấp kịp thời cho các tiểu đoàn hỏa lực bắn máy bay địch trong những ngày không quân Mỹ dùng B52 đánh phá ác liệt Thủ đô Hà Nội tháng 12/1972.
Tổ dẫn đường bay đang chỉ dẫn đường cho máy bay ta đánh máy bay B52 giặc Mỹ, tháng 12 năm 1972.
 Đồng chí Ngô Thị Hiếu và đồng chí Đỗ Thị Dần, hai nữ tự vệ của liên đội tự vệ quận Hoàn Kiếm – Hai Bà Trưng tham gia bắn rơi máy bay F111A đêm 22 tháng 12 năm 1972.
 Bệnh viện Bạch Mai từng hứng chịu bốn đợt ném bom của không quân Mỹ vào các ngày 16, 18, 20 và 22/12/1972. Hơn 100 quả bom trút xuống bệnh viện sáng 22/12/1972 đã cướp đi sinh mạng của 28 nhân viên và làm 22 người khác bị thương.
 Một góc phố Khâm Thiên bị máy bay B52 hủy diệt.
 Cầu Long Biên, tuyến đường huyết mạch nối Hà Nội với bờ bắc sông Hồng bị bom Mỹ đánh trúng phá hỏng một số đoạn.
 Trong 12 ngày đêm của trận chiến lịch sử "Điện Biên Phủ trên không", khu vực ngoại thành cũng phải chịu sự đánh phá ác liệt của không quân Mỹ, bởi nơi đây chính là "lá chắn thép" bảo vệ bầu trời Thủ đô.
  Khi gieo rắc tội ác tại Hà Nội, nhiều giặc lái Mỹ cũng đã để lại nỗi đau cho chính thân nhân của họ, cho chính nhân dân Mỹ chống chiến tranh, và những người yêu chuộng hoà bình.
  Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Duy Hưng tới thăm và động viên đồng bào ở Khâm Thiên, Hà Nội.
  Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm Bộ Tư lệnh Thông tin trong đợt phục vụ chiến đấu 12 ngày đêm đánh B52 trên bầu trời Hà Nội, năm 1972.

Lễ ký kết Hiệp định Pari, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Việt Nam, tháng 1/1973, tại thủ đô Paris, Pháp.

 Nhân dân Thủ đô Hà Nội vui mừng đón đọc tin tức về Ký kết Hiệp định Paris.
 Trên chiếc "Én bạc" này, đêm ngày 27/12/1972, phi công Phạm Tuân, thuộc Trung đoàn 921, Sư đoàn Không quân 371 đã bắn rơi một "pháo đài bay" B52 của không lực Mỹ.

Máy bay MIC 21, số hiệu 4324 của Trung đoàn 921, Sư đoàn Không quân 371, 9 phi công đã lần lượt lái máy bay này bắn rơi 14 máy bay Mỹ từ tháng 1/1967 đến 5/1969. Trong số các phi công 8 phi công đã được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Hiện Bảo vật quốc gia đặc biệt này đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

 

 

N.Dương (Ảnh chụp lại từ phông tư liệu Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam)

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN