Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền tỉnh Hòa Bình năm 2024

Thứ Năm, 13/06/2024 21:34 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon
00:00 / 00:00

(ĐCSVN) – Sáng 13/6, tại thành phố Hòa Bình, Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ phối hợp Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền cấp cơ sở năm 2024.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại, Phó Chánh Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: Ban tổ chức cung cấp) 

Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền Chính phủ dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Hòa Bình Nguyễn Văn Toàn cho biết, thời gian qua trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, kinh tế-xã hội tiếp tục có bước phát triển; công tác bảo đảm an sinh xã hội đạt được nhiều kết quả tích cực; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao, nhất là vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, cũng như quyền của đồng bào dân tộc được bảo đảm và quan tâm.

Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh giảm từ 12,29% xuống còn 9,79% (giảm 2,5% giai đoạn 2022-2023); công tác trợ giúp pháp lý được triển khai với 1.505 vụ việc; năm 2023 toàn tỉnh có 17.162 lao động được giải quyết việc làm, đạt 107,3% kế hoạch năm; các hoạt động khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được duy trì và thực hiện tốt. Số người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) đến hết năm 2023 có khoảng 99.098 người, đạt 22,08% so với lực lượng lao động trong độ tuổi; công tác giải quyết các chế độ chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) cho người tham gia kịp thời, đầy đủ. Công tác phổ cập giáo dục THCS đạt 100%; tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo đạt 99%; công tác phòng, chống dịch bệnh được triển khai tích cực...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác bảo đảm và thúc đẩy quyền con người trên địa bàn tỉnh vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn trong thực tế. Trong khi đó, các thế lực thù địch, phản động, chống đối triệt để lợi dụng các vấn đề nhạy cảm phức tạp trong dân tộc, tôn giáo cũng như các vấn đề phức tạp về an ninh trật tự để xuyên tạc, vu cáo ta vi phạm “dân chủ”, “nhân quyền”, nhất là trên không gian mạng.

Các đại biểu tham dự Hội nghị (Ảnh: Ban tổ chức cung cấp) 

Tại Hội nghị, Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại, Phó Chánh Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ khẳng định, nhân quyền là công tác chung của cả hệ thống chính trị, gắn liền với cấp cơ sở. Đồng thời, cần sự chung tay, phối hợp của các sở, ban, ngành trong bảo vệ, bảo đảm quyền con người. Do vậy, đề nghị Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh thời gian tới cần chủ động trong công tác tham mưu cho chính quyền các cấp triển khai các chính sách, pháp luật về bảo đảm, thúc đẩy quyền con người; tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông đối nội và đối ngoại, phủ xanh thông tin tích cực về thành tựu bảo đảm quyền con người đặc biệt tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các nền tảng mạng xã hội; chủ động làm tốt công tác nắm tình hình, nâng cao cảnh giác, phát hiện âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền.

Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền đã quán triệt những vấn đề mới, liên quan công tác bảo đảm quyền con người để cán bộ, đảng viên nắm bắt và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn công tác. Tại Hội nghị, TS Lê Thị Liên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách tôn giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ đã trình bày chuyên đề về “Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”, qua đó góp phần định hướng, nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở trong thực thi luật tín ngưỡng, tôn giáo góp phần bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng đối với người dân./.

 

KL

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN