Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Giảm nghèo - nhiệm vụ quan trọng để Nam Giang phát triển bền vững

Thứ Ba, 14/05/2024 16:18 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon
00:00 / 00:00

(ĐCSVN) - Những năm qua, huyện Nam Giang (tỉnh Quảng Nam) đã tập trung nhiều nguồn lực và tăng cường các giải pháp để đẩy nhanh công tác xoá nghèo. Nhờ đó đến nay, tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm mạnh, góp phần từng bước xây dựng Nam Giang phát triển bền vững.

 Đồng bào dân tộc thiểu số tại Nam Giang được hỗ trợ vốn và dạy nghề để mở cơ sở dệt thổ cẩm, góp phần giảm nghèo trên địa bàn

Trong những nỗ lực để thúc đẩy quá trình giảm nghèo trên địa bàn, đáng kể và đồng thời cũng là cơ sở quan trọng để các cấp uỷ, hệ thống chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể các cấp trên địa bàn triển khai, đưa công tác giảm nghèo đi sâu vào đời sống, mang lại nhiều kết quả khả quan là việc ban hành Chương trình số 24-CTr/HU, ngày 17/8/2021 của Ban Thường vụ Huyện uỷ Nam Giang về thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 04/05/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Trên cơ sở những định hướng từ Chương trình số 24-CTr/HU, đến nay, sau 03 năm triển khai thực hiện, nhiều kết quả trong công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Nam Giang đã được ghi nhận; đồng thời nguyên nhân của kết quả, những khó khăn, hạn chế cũng đã bước đầu được Ban Thường vụ Huyện uỷ Nam Giang phân tích, đánh giá để làm cơ sở tiếp tục đưa ra những giải pháp căn cơ, phù hợp, sát với thực tế yêu cầu của địa phương để công tác giảm nghèo trong thời gian đến thực sự chuyển biến mạnh và hiệu quả, bền vững hơn nữa.

Trước hết, có thể điểm qua những con số “biết nói” về kết quả của công tác giảm nghèo trong 03 năm (2021 - 2023) của Huyện; cụ thể: Năm 2021, số hộ nghèo của huyện là 3.644 hộ, chiếm tỷ lệ 50,4%; số hộ cận nghèo là 87 hộ, tỷ lệ 1,2%.  

Bước sang năm 2022, số hộ nghèo toàn huyện là 3.207 hộ, chiếm tỷ lệ 43,54%, giảm 6,86 so với năm 2021; số hộ cận nghèo là 387 hộ, tỷ lệ hộ 5,25%. Với kết quả này, so với chỉ tiêu UBND tỉnh giao, hộ nghèo giảm vượt chỉ tiêu 121,28% (473 hộ/390 hộ).

Đến năm 2023, số hộ nghèo của huyện còn 2.654 hộ, tỷ lệ 35,58%, giảm 7,96% so với năm 2022; số hộ cận nghèo còn 603 hộ, tỷ lệ 8,08%. So với chỉ tiêu UBND tỉnh giao, hộ nghèo giảm vượt chỉ tiêu 141,79% (553 hộ/390 hộ).

Như vậy, tính bình quân chung trong 3 năm (2021-2023), tỷ lệ giảm nghèo của huyện Nam Giang giảm 6,49%/năm; đạt mục tiêu Chương trình 24-CTr/HU mà Huyện uỷ Nam Giang đề ra. Đồng thời, kết quả này cũng là bước đà để dự kiến đến năm 2025, toàn huyện sẽ giảm số hộ nghèo còn 1.963 hộ nghèo (giảm 690 hộ), đạt tỷ lệ 25%. 

Để có được những kết quả trên, trong 03 năm qua, bằng nhiều chương trình, kế hoạch, các cấp uỷ, chính quyền các địa phương và cơ quan, đơn vị trên toàn địa bàn huyện đã tập trung triển khai, thực hiện một cách kịp thời, thiết thực, đáp ứng được thực tiễn ở cơ sở, từ đó đưa công tác giảm nghèo của huyện đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả khả quan.

Đặc đặc, trong nhiều văn bản chỉ đạo, đáng kể là việc UBND huyện ban hành Kế hoạch giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia đăng ký thoát nghèo gắn với thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững và chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững của tỉnh, huyện.

 Lợn đen - Một trong những giống vật nuôi bản địa cho thu nhập cao, góp phần xoá nghèo bền vững ở Nam Giang

Trên cơ sở của Kế hoạch này, từ huyện đến xã đã bắt tay ngay vào thành lập và thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý các Chương trình mục tiêu Quốc gia, trong đó có công tác xoá nghèo; đồng thời đề ra nhiều giải pháp thiết thực cũng như nhiều cách làm hay, hiệu quả để tiếp tục thực hiện. Các cấp, các địa phương trong huyện cũng phân công cán bộ, đảng viên cùng với các cơ quan, đơn vị đồng hành, nhất là trong tư vấn, giúp đỡ hộ nghèo đăng ký thoát nghèo, thực hiện kế hoạch thoát nghèo bền vững.

Trong quá trình đẩy mạnh triển khai đưa công tác xoá nghèo đi sâu vào đời sống, Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã tham mưu tổ chức điều tra dư luận xã hội để lấy ý kiến của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn huyện về tình hình tiếp cận chủ trương, chính sách có liên quan và nhu cầu đào tạo nghề để giải quyết việc làm cho người dân. Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết người dân trên địa bàn huyện đều nắm bắt được các chủ trương, chính sách về hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động. Việc lãnh đạo cụ thể hóa, đề ra các chủ trương, biện pháp thực hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của cấp ủy, chính quyền tại địa phương cơ sở được Nhân dân đồng tình và đánh giá cao. Đây chính là cơ sở thực tiễn để Huyện uỷ, HĐND, HBND huyện tiếp tục có nhiều chỉ đạo, điều chỉnh để đưa công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện thực chất và hiệu quả hơn. Song song đó, công tác tuyên truyền vận động cũng luôn được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm gắn với công tác kiểm tra, giám sát và động viên, khen thưởng. Nhờ vậy, giảm nghèo tại Nam Giang gần đây không chỉ là một phong trào lớn mà còn là sự đồng hành giữa cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành và Mặt trận, các tổ chức đoàn thể và xã hội với hộ nghèo, hộ cận nghèo trong toàn huyện.

Theo Phó Bí thư Huyện uỷ Nam Giang La Lim Hậu, có nhiều con số chứng minh cho sự vào cuộc và đồng hành đó. Tuy nhiên, chỉ cần nhìn vào vài số liệu từ việc thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo đa chiều, bền vững và kết quả huy động, phân bổ, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ thực hiện công tác giảm nghèo bền vững tại Nam Giang trong 03 năm qua sẽ nói lên tất cả.

Theo đó, trước hết là trong thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo đa chiều, bền vững trong 3 năm (2021 - 2023): Toàn huyện đã cấp 62.756 thẻ Bảo hiểm Y tế cho các đối tượng là người thuộc hộ gia đình nghèo, người thuộc hộ gia đình cận nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, người có công cách mạng và các đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em,... với hơn 50 tỷ đồng.

Về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ, trong 03 năm qua, toàn huyện đã đào tạo hơn 300 lao động với số tiền 400 triệu đồng.

Trong khi đó, với chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội theo Thông tư số 190/2014/TT-BTC ngày 11/12/2014 của Bộ Tài chính, trong 3 năm qua, huyện đã hỗ trợ tiền điện cho 8.860 hộ nghèo với kinh phí 5.823 triệu đồng.

Về hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND ngày 22/9/2023 của HĐND tỉnh Quảng Nam, năm 2023, UBND huyện đã phê duyệt và hỗ trợ cho 238 nhà ở cho hộ nghèo để xây mới và sửa chữa với số tiền 3.241 triệu đồng.

Đối với chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững theo Nghị quyết số 13/2017/NQ-HĐND và Quyết định số 2511/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam, từ năm 2021-2023, trên địa bàn huyện Nam Giang đã hỗ trợ lãi suất cho học sinh, sinh viên vay và tiền thưởng cho hộ nghèo, cộng đồng thôn với tổng số tiền 5.155 triệu đồng.

Đối với trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số; học sinh, sinh viên khuyết tật của huyện đang học tập tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2026 theo Nghị quyết số 27/2021/NQ-HĐND ngày 22/7/2021 của HĐND tỉnh, trong 03 năm qua, toàn huyện có 234 đối tượng được hỗ trợ với số tiền 1.202 triệu đồng.

Cạnh đó, từ 2021-2023, UBND huyện cũng đã thực hiện hỗ trợ trồng cây ăn quả gắn với mục tiêu giảm nghèo bền vững cho người dân trên địa bàn, với 14 mô hình trồng trọt, chăn nuôi, tổng số tiền 7.200 triệu đồng.

Về chính sách hỗ trợ trong giáo dục theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ và các văn bản quy định của Trung ương, Nghị quyết của HĐND tỉnh, đến nay, các cơ sở giáo dục đào tạo và các ngành chuyên môn của huyện đã phối hợp thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ miễn, giảm học phí; cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập kịp thời, đúng quy định cho học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn với số tiền 20.970 triệu đồng; hỗ trợ tiền ăn, nhà ở, gạo đối với học sinh phổ thông tại các thôn, xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ với số tiền 32.384 triệu đồng…

 Nuôi lợn đen theo mô hình trang trại, tập trung đang được các địa phương ở Nam Giang khuyến khích, hỗ trợ người dân, nhờ đó hiện các mô hình kinh tế này đang phát triển rất mạnh ở huyện miền núi này

Về kết quả huy động, phân bổ, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, trước hết là trong huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2023, toàn huyện đã huy động được 153.008,313 triệu đồng. Trong đó ngân sách Trung ương là 131.935,562 triệu đồng (vốn đầu tư là 99.274,466 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 32.661,096 triệu đồng); ngân sách tỉnh là 15.342,351 triệu đồng (vốn đầu tư là 11.912,936 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 3.429,415 triệu đồng); ngân sách huyện là 5.730,400 triệu đồng (vốn đầu tư là 4.260,000 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 1.470,400 triệu đồng).

Ngoài ra, trong thời gian qua, Nam Giang cũng đã huy động từ các nguồn lực hỗ trợ của xã hội để phục vụ mục tiêu giảm nghèo, trong đó đã tổ chức phát động ủng hộ kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người có công, hộ nghèo, cận nghèo và gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Theo đó, riêng trong năm 2023, toàn huyện đã huy động được hơn 3 tỷ đồng.

Theo Phó Bí thư Huyện uỷ Nam Giang La Lim Hậu, những kết quả đạt được kể trên là rất quan trọng. Qua đó cho thấy sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, chủ động, có trọng tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; sự đoàn kết, đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân trong huyện; sự nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức của các tầng lớp Nhân dân trong công tác giảm nghèo đã giúp Nam Giang từng bước phát triển. Điều đó thực sự góp phần quan trọng trong thực hiện các mục tiêu chung của Đảng bộ, chính quyền huyện Nam Giang đã đặt ra trong thời gian qua cũng như trong những năm tới là quyết tâm xây dựng Nam Giang phát triển bền vững./.

Bài, ảnh: Đình Tăng

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN