Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Đại biểu Quốc hội Thừa Thiên Huế góp ý dự thảo Luật sửa đổi bổ sung Luật Phòng, chống rửa tiền

Thứ Ba, 01/11/2022 19:14 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon
00:00 / 00:00

(ĐCSVN) – Theo đồng chí Nguyễn Thanh Hải, đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, để ngăn chặn, xử lý kịp thời trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, tránh trường hợp các đối tượng phạm tội tiêu hủy chứng cứ, tẩu tán tài sản, đối phó, bỏ trốn gây khó khăn cho công tác điều tra, xác minh thu thập chứng cứ. Vì vậy, đại biểu Hải đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét rút ngắn thời hạn này xuống còn 3 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo nghi ngờ giao dịch liên quan đến rửa tiền trong dự thảo Luật sửa đổi bổ sung Luật Phòng, chống rửa tiền.

Ngày 1/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 4, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

Tại phiên thảo luận, đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (đoàn Đại biểu Quốc hội Thừa Thiên Huế) trăn trở trước Hội nghị về một số từ ngữ được sử dụng trong dự thảo luật chưa được giải thích rõ, có thể dẫn đến cách hiểu, cách áp dụng khác nhau.

Cụ thể, tại khoản 1 Điều 42, điểm a khoản 1 Điều 44 dự thảo Luật có sử dụng cụm từ "Khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ", nhưng chưa giải thích rõ thế nào là “cơ sở hợp lý để nghi ngờ” dẫn đến sẽ có cách hiểu, tránh áp dụng khác nhau. Để thống nhất cách hiểu, tránh áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch không đúng, lạm quyền, đại biểu Nguyễn Thanh Hải đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung, giải thích nội hàm thuật ngữ "cơ sở hợp lý để nghi ngờ" vào dự thảo Luật. 

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cũng cho biết, khoản 4 Điều 3 của dự thảo Luật quy định "Giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là giao dịch bằng tiền mặt, bằng vàng hoặc ngoại tệ được thực hiện một hoặc nhiều lần trong một ngày, có tổng giá trị bằng hoặc vượt mức do Thủ tướng Chính phủ quy định".

Đại biểu phân tích, hiện nay, ngoài giao dịch bằng tiền mặt, bằng vàng hoặc ngoại tệ được Nhà nước công nhận thì thực tế còn có các hoạt động liên quan đến “tiền ảo” giao dịch trên nền tảng online đang rất phổ biến nhưng chưa được kiểm soát. Do đó, "Dự báo thời gian tới, việc mở rộng hội nhập quốc tế thì các giao dịch tiền ảo này sẽ phát triển và đây là điều kiện cho các hành vi rửa tiền mà ta chưa lường hết được. Vì vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung thêm cụm từ "hoặc giao dịch khác" vào sau cụm từ “ngoại tệ tiền mặt”.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế  Nguyễn Thanh Hải

Theo đại biểu Nguyễn Thanh Hải, cách tính thời hạn “ngày làm việc” quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 37, khoản 1 Điều 42, khoản 3 Điều 44 trong dự thảo Luật là chưa phù hợp. Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 105 của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc thì hiện nay, các cơ quan, tổ chức không thống nhất, tùy vào tính chất công việc mà các cơ quan, tổ chức lựa chọn thời giờ làm việc khác nhau; có cơ quan, tổ chức làm việc 5 ngày/1 tuần (40 giờ) nhưng có cơ quan, tổ chức làm việc 6 ngày/1 tuần (48 giờ) nên sẽ có cách tính thời hạn khác nhau. Do đó, Ban soạn thảo nghiên cứu theo hướng bỏ cụm từ “làm việc” trong cụm từ “ngày làm việc”.

Đại biểu Thừa Thiên Huế cũng nêu rõ, tại khoản 1 Điều 42 của dự thảo Luật quy định thời hạn Ngân hàng Nhà nước chuyển giao thông tin hoặc hồ sơ vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền phụ vụ cho việc xác minh, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm trong thời hạn 10 ngày làm việc là chưa hợp lý, quá dài. Để ngăn chặn, xử lý kịp thời trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, tránh trường hợp các đối tượng phạm tội tiêu hủy chứng cứ, tẩu tán tài sản, đối phó, bỏ trốn gây khó khăn cho công tác điều tra, xác minh thu thập chứng cứ. Vì vậy, cơ quan soạn thảo xem xét rút ngắn thời hạn này xuống còn 3 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo nghi ngờ giao dịch liên quan đến rửa tiền.

Đồng thời, đồng chí Nguyễn Thanh Hải cũng nêu rõ dự thảo luật quy định trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước về phối hợp, trao đổi thông tin về phòng, chống rửa tiền là chưa đủ. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan có thẩm quyền cần thu thập thêm chứng cứ tại ngân hàng, do đó ngoài trách nhiệm phối hợp, trao đổi thông tin, dự thảo luật cần quy định trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu của các ngân hàng cho cơ quan tố tụng khi có yêu cầu. 

Theo đại biểu Nguyễn Thanh Hải, tại điều 44 dự thảo Luật, cho biết hiện đang quy định đối tượng báo cáo phải áp dụng "ngay" biện pháp trì hoãn giao dịch và báo cáo "ngay" cho cơ quan có thẩm quyền.  Đại biểu Hải kiến nghị: "Từ "ngay" ở đây quy định chưa rõ ràng. Để tránh việc báo cáo chậm, đối tượng vi phạm đối phó, tẩu tán tài sản; để có sự chỉ đạo kịp thời của các cơ quan có liên quan, đề nghị cơ quan soạn thảo sửa từ "ngay" bằng cụm từ " trong thời hạn 12 giờ".

Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cũng nêu rõ: Tại Khoản 3 Điều 44 quy định: “Thời hạn áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu áp dụng” là chưa phù hợp. Mặc dù việc áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền sở hữu, quyền định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản của họ được quy định tại Hiến pháp, Bộ luật Dân sự nhưng từ khi phát hiện giao dịch được yêu cầu thực hiện có liên quan đến tội phạm thì cơ quan báo cáo phải thực hiện các thông báo đến các cơ quan có liên quan, lúc này cơ quan có trách nhiệm mới tiến hành các bước tiếp theo (điều tra, xác minh) để xác định có hay không giao dịch đó liên quan đến tội phạm, nếu mà liên quan đến tội phạm thì còn phải tiến hành các thủ tục tiếp theo và xem xét cần thiết áp dụng biện pháp ngăn chặn hay không. Nếu thực hiện áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ đối tượng thì trong thời hạn 9 ngày (kể cả gia hạn) phải tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ để xác định có đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can hay không. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo rà soát kỹ lưỡng, xem xét tăng thời hạn áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch này lên 9 ngày là phù hợp.

Theo quy định tại Điều 102, 107 Hiến pháp năm 2013; Điều 2 của Luật tổ chức Tòa án, Luật tổ chức VKSND thì 02 cơ quan này có chức năng, nhiệm vụ khác nhau; đồng thời Luật Tương trợ tư pháp quy định 03 cơ quan có chức năng, nhiệm vụ về hoạt động tương trợ tư pháp khác nhau. “Vì vậy, xem xét tách Điều 60 của Dự thảo luật thành 02 điều riêng biết cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, các quy định của pháp luật có liên quan (Hiến pháp, Luật tổ chức VKSND, TAND, BLTTHS).”- Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải đề nghị./.

Hoàng Oanh

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN