Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm “Sen Hưng Yên”

Thứ Sáu, 08/09/2023 16:57 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN) – Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) vừa ban hành quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận ‘Sen Hưng Hưng Yên”. Sen Hưng Yên trở thành sản phẩm thứ 30 của tỉnh Hưng Yên được bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Ngày 8/9, tại thành phố Hưng Yên, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã công bố Quyết định và trao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Sen Hưng Yên”. Sen Hưng Yên trở thành sản phẩm thứ 30 của tỉnh được bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT).

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên Trần Tùng Chuẩn cho biết, hiện nay thương hiệu được coi là tài sản trí tuệ, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của mỗi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và địa phương. Đón đầu xu hướng này, tỉnh Hưng Yên đã có nhiều cơ chế, chính sách để xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ các sản phẩm chủ lực của tỉnh, nhằm tăng khả năng cạnh tranh, tạo ra nhiều lợi nhuận, đóng góp vào tổng thu nhập của toàn tỉnh.

Sen Hưng Yên trở thành sản phẩm thứ 30 của tỉnh hưng Yên được bảo hộ sở hữu trí tuệ. Ảnh: TL 

Ngày 23/8/2023, Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận ‘Sen Hưng Hưng Yên”. Sen Hưng Yên trở thành sản phẩm thứ 30 của tỉnh được bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Trước khi sản phẩm Sen Hưng Yên được bảo hộ, tỉnh Hưng Yên đã bảo hộ sở hữu trí tuệ cho 29 sản phẩm tiêu biểu, trong đó có: 01 chỉ dẫn địa lý “Hưng Yên” cho sản phẩm Nhãn lồng Hưng Yên; 11 nhãn hiệu chứng nhận (Nghệ Chí Tân - Khoái Châu; Chuối tiêu hồng Khoái Châu; Vải lai chín sớm Phù Cừ; Mật ong hoa nhãn Hưng Yên; Rượu Lạc Đạo; Rượu Trương Xá; Nếp thơm Hưng Yên; Vải trứng Hưng Yên; Long nhãn Hưng Yên; Cam Hưng Yên; Đúc đồng Lộng Thượng-Văn Lâm) và 17 nhãn hiệu tập thể (Tương Bần; Quất cảnh Văn Giang; Gà Đông Tảo; Chạm bạc Huệ Lai; Cam Quảng Châu; Cam Văn Giang; Cam Đồng Thanh; Hoa cây cảnh Xuân Quan; Mộc Hòa Phong - Mỹ Hào; Bánh tẻ Phụng Công - Văn Giang; Nấm Nam Hàn - Ân Thi; Mộc Thụy Lân - Yên Mỹ; Mộc Đại Tập - Khoái Châu; Giò chả Trai Trang - Yên Mỹ; Dược liệu Nghĩa Trai - Văn Lâm; Hoa cây cảnh Phụng Công-Văn Giang; Hương xạ Thôn Cao).

Cây sen có nhiều giá trị quan trọng như: giá trị kinh tế, giá trị trong y học, giá trị văn hóa, du lịch, tâm linh,…Sen là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, chi phí đầu tư thấp nên được trồng nhiều và gắn bó với người dân từ nhiều năm qua. Không giống như trong Đồng Tháp Mười, bông sen ở Hưng Yên không to, có màu hồng đậm hơn.

Hiện nay, sen được trồng nhiều ở thành phố Hưng Yên và các huyện: Ân Thi, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ và một số địa phương khác. Khoảng tháng 6 âm lịch, người dân bắt đầu thu hoạch hạt sen. Không chỉ bán hoa sen, bát sen, hạt sen, các bộ phận khác của cây sen như: tâm, nhụy, lá, ngó sen cũng có thể bán được đem lại thu nhập cao cho người dân. Bên cạnh việc bán sen tươi, hạt sen sấy khô đã qua sơ chế cũng là sản phẩm nổi tiếng Hưng Yên. Với hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm từ sen trên địa bàn tỉnh ngày càng mở rộng. Tiềm năng về thị trường của sen và các sản phẩm chế biến từ sen là rất cao như: Thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số thị trường khác.

 Thời gian tới, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục phối hợp tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các viện nghiên cứu, trường đại học, các sở, ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu áp dụng, chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ trong trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến nông sản để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, áp dụng phương pháp quản lý chất lượng tiên tiến, truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa, mã số mã vạch. Thực hiện tốt chức năng chủ sở hữu, tổ chức chứng nhận, quản lý nhãn hiệu trong việc cấp quyền sử dụng, kiểm soát nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030./.

Bích Liên

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN