Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Bài 7: Bộ GTVT quyết tâm khởi công, khánh thành thêm hàng chục dự án

Thứ Ba, 13/02/2024 08:36 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN) - Nhiệm vụ trọng tâm bậc nhất của ngành Giao thông Vận tải (GTVT) trong năm 2024 là tiếp tục nỗ lực tối đa tạo đột phá phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Trên hết, Bộ GTVT sẽ nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư các dự án và hoàn thành thủ tục khởi công 19 dự án, hoàn thành 23 dự án trong năm 2024.

 Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt là 1 trong 23 dự kiến hoàn thành trong năm 2024.

Khởi công 19 dự án trong năm 2024

Theo Văn phòng Bộ GTVT, năm 2024, Bộ GTVT phấn đấu khởi công 19 dự án giao thông huyết mạch. Trong đó có 3 dự án cao tốc do Bộ GTVT là cơ quan có thẩm quyền, cơ quan chủ quản gồm: Dầu Giây - Tân Phú; Chợ Mới - Bắc Kạn; Lộ Tẻ - Rạch Sỏi.

Cùng với đó là 16 dự án khác, gồm: Đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận; Dự án cải tạo, mở rộng QL.2 đoạn Vĩnh Yên - Việt Trì, tỉnh Vĩnh Phúc; Cải tạo, nâng cấp QL.28B qua tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng; Đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn; Dự án cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét, tuyến đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh;…

Trong số 16 dự án này cũng bao gồm các dự án: Xây dựng cầu Ninh Cường vượt sông Ninh Cơ trên QL.37B (ODA); Cải tạo, nâng cấp luồng Quy Nhơn cho tàu 50.000DWT; Đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1; Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quản lý nhà nước của Cục Đường bộ Việt Nam; Xây dựng hệ thống thông tin quản lý tích hợp phục vụ chuyển đổi số Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam; Xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung của Bộ GTVT giai đoạn 2021 - 2025.

Cùng với đó là các dự án: Xây dựng hệ thống thông tin quản lý phương tiện, người điều khiển phương tiện hàng không và kết cấu hạ tầng giao thông hàng không; Cải tạo, mở rộng QL46 đoạn TP. Vinh - Thị trấn Nam Đàn; Dự án nâng cấp, cải tạo 3 tuyến quốc lộ (53, 62, Nam Sông Hậu) tại đồng bằng sông Cửu Long, vốn vay WB; Quốc lộ 4B Lạng Sơn; Đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1.

Năm 2024, Bộ GTVT sẽ phấn đấu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư các tuyến đường sắt quan trọng quốc gia như: TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ, Biên Hòa - Vũng Tàu, Long Thành - Thủ Thiêm, Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Đồng thời, phối hợp, hỗ trợ các địa phương hoàn thiện hồ sơ để khởi công 11 dự án đường bộ cao tốc do địa phương được giao là cơ quan chủ quản.

Cụ thể là các cao tốc: Đồng Đăng - Trà Lĩnh (75km, Cao Bằng là cơ quan có thẩm quyền, đang lựa chọn nhà đầu tư); Lạng Sơn - Cửa khẩu Hữu Nghị (dài 60 km, bao gồm cả tuyến kết nối đến Cửa khâu Tân Thanh, Lạng Sơn là cơ quan có thẩm quyền, đang hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi); Tân Phú - Bảo Lộc (67 km, Lâm Đồng là cơ quan có thẩm quyền, đang trình Hội đồng Thẩm định liên ngành thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi); Bảo Lộc - Liên Khương (74 km, Lâm Đồng là cơ quan có thẩm quyền, đang hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi).

Cùng với đó là các cao tốc: Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua Ninh Bình (26 km, Ninh Bình là cơ quan có thẩm quyền, đang lập chủ trương đầu tư); Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua Nam Định và Thái Bình (61 km, Thái Bình là cơ quan có thẩm quyền, chuẩn bị phê duyệt chủ trương đầu tư); Gia Nghĩa - Chơn Thành (129 km, Bình Phước là cơ quan có thẩm quyền, chuẩn bị phê duyệt chủ trương đầu tư); TP Hồ Chí Minh - Chơn Thành (60 km, Bình Dương là cơ quan có thẩm quyền, chuẩn bị trình chủ trương đầu tư); TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài (65 km, TP. Hồ Chí Minh là cơ quan có thẩm quyền, chuẩn bị phê duyệt chủ trương đầu tư); Hòa Bình - Mộc Châu đoạn qua Hòa Bình (34 km, Hòa Bình là cơ quan có thẩm quyền, chuẩn bị phê duyệt nghiên cứu khả thi); Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh (199 km, gồm 5 dự án độc lập, do 5 địa phương là cơ quan có thẩm quyền, 1 dự án qua Bình Dương đã phê duyệt chủ trương đầu tư, 4 dự án đang chuẩn bị chủ trương đầu tư, khởi công địa phận Bình Dương trước, tiếp đến trên địa bàn các tỉnh, khoảng 100/199 km).

Hoàn thành 23 dự án trong năm 2024

 Năm 2024, Bộ GTVT đẩy mạnh nghiên cứu đầu tư đồng bộ hệ thống trạm dừng nghỉ trên cao tốc.

Trong năm 2024, Bộ GTVT sẽ rà soát, ưu tiên bố trí vốn các dự án quan trọng quốc gia, các dự án quan trọng, động lực. Triển khai mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; tiếp tục gắn trách nhiệm người đứng đầu và đưa nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong năm 2024 với người đứng đầu.

Bộ GTVT cũng sẽ tăng cường kiểm tra hiện trường, làm việc với các bộ, ngành, địa phương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, nguồn cung vật liệu; đồng thời, chỉ đạo quyết liệt các nhà thầu, tư vấn bố trí đầy đủ nhân lực, máy móc, tài chính tập trung thi công theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, nhất là các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT.

Đặc biệt, năm 2024, Bộ GTVT sẽ hoàn thành, đưa vào khai thác 23 dự án. Cụ thể, trong hệ thống quốc lộ tại khu vực miền núi phía Bắc, có các dự án: Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc; Cải tạo, nâng cấp QL6 tuyến tránh TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình; Tuyến tránh TP. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng; Cải tạo, nâng cấp QL2C đoạn Km217+150 - Km247+100, tỉnh Tuyên Quang; Đầu tư xây dựng công trình nâng cấp QL32C đoạn Hiền Lương - TP. Yên Bái (Km79 - Km96+500), tỉnh Yên Bái; Đầu tư xây dựng nâng cấp QL37 đoạn từ Km280 + 00 - Km340+00, tỉnh Yên Bái; Nâng cấp đoạn Km18 - Km80, QL4B, Lạng Sơn.

Đối với hệ thống quốc lộ ở miền Trung, có các dự án: Dự án thành phần 1 Đầu tư xây dựng QL12A đoạn tránh thị xã Ba Đồn thuộc Dự án xây dựng, cải tạo nâng cấp QL12A đoạn tránh Ba Đồn và tránh Nhà máy xi măng Sông Gianh; Cải tạo, nâng cấp QL7 đoạn Km0-Km36 và xử lý sụt trượt do bão lũ đoạn Khe Thơi - Nậm Cắn, tỉnh Nghệ An; Cải tạo, nâng cấp QL8A đoạn Km37+00 - Km85+300, qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Đường tránh phía Đông, TP. Đông Hà, Quảng Trị.

Ở khu vực Tây Nguyên có các dự án: Tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên; Cải tạo, nâng cấp đoạn tuyến qua đèo Mimosa và một số công trình trên QL20, tỉnh Lâm Đồng; Cải tạo, nâng cấp QL19 đoạn Km90 - Km108; Đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Khu vực miền Nam trong năm nay sẽ hoàn thành các dự án: Nâng cấp QL30 đoạn Cao Lãnh - Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp; Tuyến nối QL91 và tuyến tránh TP Long Xuyên.

Các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam hoàn thành trong năm 2024 gồm: Cam Lâm - Vĩnh Hảo; Diễn Châu - Bãi Vọt.

Trong lĩnh vực đường sắt có các dự án: Cải tạo các ga trên các tuyến đường sắt phía Bắc; Gia cố các hầm yếu kết hợp mở mới các ga và cải tạo kiến trúc tầng trên đoạn Vinh - Nha Trang, tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh.

Trong lĩnh vực hàng hải có dự án Đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp luồng hàng hải vào các bến cảng khu vực Nam Nghi Sơn, Thanh Hóa.

Ngoài ra, năm 2024, Bộ GTVT cũng phấn đấu hoàn thành dự án cải tạo cầu yếu và kết nối trên các quốc lộ.

Triển khai quyết liệt, đồng bộ, huy động hiệu quả nguồn lực

Ông Uông Việt Dũng - Chánh Văn phòng Bộ GTVT cho biết: Trong năm 2024, Bộ GTVT sẽ rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên các tuyến cao tốc đã được phân kỳ đầu tư để đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép triển khai mở rộng khi đủ điều kiện về nguồn lực. Đồng thời nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách thu hút hiệu quả nguồn lực xã hội đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; phương án huy động hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt.

Bộ GTVT cũng sẽ sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến hệ thống thu phí điện tử không dừng; báo cáo cấp có thẩm quyền về giải pháp xử lý khó khăn, bất cập dự án BOT giao thông. Hoàn thiện thủ tục để tiến tới nâng tốc độ khai thác một số tuyến cao tốc từ 80km/h lên 90km/h. Đồng thời tập trung hoàn thành các hạng mục còn lại, hoàn trả các tuyến đường địa phương, thực hiện quyết toán dự án hoàn thành đối với các tuyến cao tốc đã hoàn thành, đưa vào khai thác làm cơ sở triển khai đầu tư nâng cấp, mở rộng trong giai đoạn tiếp theo.

Cùng với đó, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo các cơ quan chủ quản, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án nghiên cứu đầu tư đồng bộ hệ thống giao thông thông minh (ITS), hệ thống trạm dừng nghỉ, hệ thống thu phí không dừng… đối với các dự án đầu tư xây dựng mới và tiếp tục hoàn chỉnh, bổ sung đối với các dự án đã hoàn thành, đưa vào khai thác nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong quá trình vận hành khai thác.

Ngoài ra, Bộ GTVT sẽ tập trung xây dựng Đề án nghiên cứu định hướng giải pháp xây dựng đường cao tốc tại đồng bằng sông Cửu Long. Phối hợp với Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống định mức trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông./.

Bài, ảnh: KC

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN