WHO lên án chủ nghĩa dân tộc vaccine COVID-19
(ĐCSVN) – Trong bối cảnh việc tiêm chủng tăng nhanh ở một số quốc gia giàu có và sự tiếp cận không bình đẳng ở các nước đang phát triển tiếp tục gây ra lo ngại, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) một lần nữa lên tiếng phản đối hoàn toàn “chủ nghĩa dân tộc vaccine” trong cuộc chiến chống lại COVID-19.
Tiêm phòng vaccine COVID-19. (Ảnh minh họa: UN) |
Phát biểu tại một cuộc họp báo trực tuyến từ Geneva (Thụy Sỹ) ngày 7/7, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh chủ nghĩa dân tộc vaccine “là không thể chối cãi về mặt đạo đức và một chiến lược y tế cộng đồng không hiệu quả chống lại một loại virus đường hô hấp biến đổi nhanh chóng và ngày càng trở nên hiệu quả trong việc di chuyển từ người sang người". "Tại thời điểm này trong đại dịch COVID-19, thực tế là hàng triệu nhân viên y tế và chăm sóc vẫn chưa được tiêm phòng là điều đáng sợ" – ông nói.
Thế giới đang ở thời điểm "quan trọng" trong đại dịch này
Cảnh báo mới của người đứng đầu cơ quan y tế Liên hợp quốc được đưa ra trong bối cảnh "các biến thể hiện đang chiến thắng trong cuộc đua vaccine do sản xuất và phân phối vaccine không công bằng." Theo WHO, một kịch bản như vậy cũng đe dọa "sự phục hồi kinh tế toàn cầu".
"Không cần thiết phải như vậy và cũng không cần thiết phải như vậy trong tương lai" – Tiến sĩ Tedros lập luận, đồng thời lưu ý rằng "từ quan điểm đạo đức, dịch tễ học hoặc kinh tế, đã đến lúc thế giới phải cùng nhau chung sức giải quyết đại dịch này”.
Đối với người đứng đầu WHO, "thế giới đang ở một thời điểm quan trọng" trong đại dịch này. Hành tinh của chúng ta đã vượt qua "cột mốc bi thảm" với 4 triệu ca tử vong do virus Corona mới. Và thậm chí theo Tiến sĩ Tedros, con số này có thể còn thấp hơn so với tình hình thực tế.
Thế giới phải kiểm soát lại virus
Theo WHO, ở một số quốc gia có “tỷ lệ tiêm chủng cao”, các cơ quan y tế hiện đang có kế hoạch “thực hiện tiêm nhắc lại trong những tháng tới, dỡ bỏ các biện pháp xã hội của y tế công cộng và thả lỏng như thể đại dịch COVID-19 đã chấm dứt”. Tuy nhiên, do các biến thể phát triển nhanh chóng và sự bất bình đẳng trong tiêm chủng, quá nhiều quốc gia ở tất cả các khu vực trên thế giới đang ghi nhận sự gia tăng mạnh về số ca nhiễm COVID-19 và số ca nhập viện. Và điều này dẫn đến tình trạng thiếu trầm trọng các máy thở oxy, các phương tiện điều trị và gây ra làn sóng tử vong ở các khu vực châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh.
Bà Maria Van Kerkhove, quan chức kỹ thuật của WHO phụ trách cuộc chiến chống lại COVID-19, cảnh báo: “Nếu biến thể Delta tồn tại ở một quốc gia, virus Corona sẽ lây lan. Đối mặt với loại virus Corona mới "bẫy chúng ta", "chúng ta phải giành lại quyền kiểm soát".
Hết sức thận trọng khi dỡ bỏ một số hạn chế nhất định
Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi "hết sức thận trọng", trong đó cần thận trọng khi dỡ bỏ một số hạn chế nhất định, ngay cả ở những quốc gia có "tỷ lệ tiêm chủng tương đối cao".
Ông Michael Ryan, Giám đốc Điều hành Quản lý các Trường hợp Khẩn cấp tại WHO, cảnh báo: “Tôi khuyến nghị hết sức thận trọng trong việc dỡ bỏ tất cả các hạn chế vì sẽ có những hậu quả”. Do đó, quan chức cấp cao của WHO này yêu cầu các chính phủ phải hết sức thận trọng, không để mất những thành quả đã đạt được và mở cửa lại một cách hết sức thận trọng. Ông lưu ý: “Tôi hy vọng rằng ở châu Âu, chúng ta sẽ không còn thấy các bệnh viện quá tải nữa, nhưng đây không phải là điều chúng ta có thể coi là đương nhiên”
Theo báo cáo của WHO, tính đến ngày 6/7/2021, tổng cộng 2,9 tỷ liều vaccine đã được sử dụng trên toàn thế giới, phần lớn là ở các nước giàu.
Công bằng vaccine không phải là từ thiện
WHO đặt nhiều kỳ vọng vào cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính G20 và thống đốc ngân hàng trung ương diễn ra trong tuần này. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đây là một cơ hội khác để các nhà lãnh đạo hành động khẩn cấp nhằm chấm dứt giai đoạn cấp tính của đại dịch này, bằng cách cung cấp các quỹ cần thiết để mở rộng quy mô sản xuất và phân phối công bằng các dụng cụ y tế.
Về vấn đề này, người đứng đầu WHO nhắc lại mục tiêu 10% người dân ở tất cả các quốc gia phải được tiêm chủng vào tháng 9 và con số này tăng lên 40% vào cuối năm 2021. Điều này sẽ đặt thế giới vào con đường hướng tới mục tiêu tiêm phòng cho 70% người dân của tất cả các quốc gia vào giữa năm 2022.
Do đó, Tiến sĩ Tedros kêu gọi các Bộ trưởng Tài chính G20 và các nhà lãnh đạo khác ủng hộ các mục tiêu này, vì đây là cách nhanh nhất để kết thúc giai đoạn cấp tính của đại dịch. Nó cũng sẽ cứu lấy các sự sống và sinh kế, đồng thời thúc đẩy sự phục hồi kinh tế toàn cầu.
"Chúng ta đang tạo ra những đột phá khoa học trong các thử nghiệm toàn cầu, nhưng tác động sẽ hạn chế nếu chúng ta không chia sẻ chúng một cách công bằng" – Tiến sĩ Tedros nhấn mạnh và lưu ý rằng "đó không phải là từ thiện, đó là cách tốt nhất để chấm dứt giai đoạn cấp tính của đại dịch này, để làm chậm các biến thể của virus và thúc đẩy sự phục hồi kinh tế toàn cầu”./.