Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Ước tính đến hết năm 2015, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 24.293 tỷ đồng

Thứ Ba, 08/12/2015 16:23 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN)- Theo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, đến tháng 11/2015, Vĩnh Phúc đã đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu thu ngân sách. Ước tính đến hết năm 2015, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 24.293 tỷ đồng. Đây là con số cao nhất từ trước đến nay.

Ảnh minh họa (Ảnh:M.P)

Được biết, trong năm 2015, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 về những giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2015-2016, theo đó Chính Phủ đặt ra yêu cầu rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục nộp thuế của doanh nghiệp còn 121,5 giờ. Để đạt được mục tiêu trên, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo toàn ngành Thuế khẩn trương và nghiêm túc áp dụng mạnh mẽ công nghê thông tin trong quản lý thuế “ Triển khai nộp thuế Điện tử tại 63/63 Cục thuế tỉnh/thành phố, đảm bảo đến 30/9/2015 có tối thiểu 90% Doanh nghiệp nộp thuế điện tử”. Cục Thuế Vĩnh Phúc đã gấp rút triển khai công tác này – coi đây là một điểm nhấn quan trọng nhất cần tập trung mọi nguồn lực phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu với chất lượng cao và trước thời gian quy định. Và tính đến thời điểm 15/7/2015, đã có 3.481/3.814 DN đăng ký tham gia nộp thuế điện tử đạt 91,27% (vượt chỉ tiêu Tổng cục Thuế giao). Đây là một điểm cộng khẳng định sự chỉ đạo đúng hướng và quyết tâm cao của toàn ngành Thuế trong việc phối hợp với các Ngân hàng Thương mại và việc hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện nộp thuế điện tử nói riêng, qua đó thể hiện sự nghiêm túc của ngành Thuế trước yêu cầu cải cách.

Bên cạnh đó, ngành Thuế là việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hầu hết các hoạt đông chuyên môn của ngành. Với phần mềm quản lý thuế tập trung (TMS) được áp dụng thực hiện chính thức  từ tháng 10/2014, đã bao trùm toàn bộ các khâu của quản lý thuế như Đăng ký thuế, Quản lý Hồ sơ thuế, Xử lý khai thuế nộp thuế, Kế toán thuế, Quản lý nợ thuế, ứng dụng gồm 04 phân hệ chính: Đăng ký thuế (TIN), Quản lý hố sơ thuế (QHS), Xử lý tờ khai và Kế toán thuế: Tuân thủ ( Quản lý nợ thuế). Ứng dụng TMS được triển khai đồng bộ, thống nhất trong toàn ngành Thuế Vĩnh Phúc bao gồm Văn phòng Cục và 09 Chi cục Thuế trực thuộc. Bên cạnh đó là các ứng dụng về văn thư lưu trữ, quản lý chi ngân sách, tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng… đã tạo ra một cơ quan thuế có sự liên kết chặt chẽ và một môi trường làm việc hiện đại và hiệu quả cao.

 Ngoài ra, các đơn vị quản lý thu cũng như các bộ phận thực hiện các chức năng quản hỗ trợ công tác quản lý thu trong toàn ngành đã rất nỗ lực, phát huy tốt vai trò của mình trong các khâu từ tuyên truyền kịp thời và đầy đủ các chính chủ trương, chính sách mới về thuế đến người nộp thuế (NNT) và nhân dân, mở rộng các kênh tư vấn hỗ trợ chính sách  và những vướng mắc phát sinh của NNTchính sách pháp luật cho NNT; tiếp nhận và giải quyết nhanh gọn các thủ tục hành chính thuế. Thì công tác kê khai thuế cũng được phân mảng và quản lý sát sao đảm bảo số liệu được cập nhật chính xác giúp cho công tác chỉ đạo của lãnh đạo được đúng hướng và hiệu quả; công tác quản lý nợ và cường chế nợ thuế cũng được tăng cường nhằm giảm tỷ lệ nợ đọng xuống mức thấp nhất,  Vĩnh Phúc cũng là đơn vị nhiều năm có tỷ lệ nợ thuế thấp so với tổng thu NSNN ( tỷ lệ nợ thuế cho phép của ngành thuế cả nước được tính là dưới 7% trên tổng số thu; tỷ lệ này ở Vĩnh phúc là 5% trên tổng số thu); Bên cạnh đó, công tác thanh tra kiểm tra luôn được ngành thuế đầu tư đúng mức và đạt được những kết quả tích cực trong nhiều năm qua… Và thi đua khen thưởng cũng là mảng công tác được ngành thuế quan tâm đổi mới để thực sự  là động lực vừa khuyến khích vừa thúc đẩy anh chị em cán bộ thêm tâm huyết và hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng tốt nhất. Bên cạnh đó, các Chi cục thuế trên toàn tỉnh cũng bám sát vào nhiệm vụ được giao cùng toàn ngành triển khai nghiêm túc các quy trình quản lý, các chương trình cải cách hành chính của ngành và đảm bảo thu NSNN trên địa bàn đạt kết quả ổn định.

Theo đánh giá của UBND tỉnh, bên cạnh những cơ hội đem lại thì quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực cũng là một thách thức lớn đối tăng trưởng kinh tế của tỉnh, nhất là khi năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và thị trường tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu có đóng góp nhiều vào tăng trưởng, thu ngân sách, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh như ô-tô, xe máy...sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với các sản phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên, năm 2016, kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc tiếp tục có những tín hiệu lạc quan. Tổng thu ngân sách dự kiến sẽ chạm hoặc vượt ngưỡng 25.858 tỷ đồng. 

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN