Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Vĩnh Long đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững

Thứ Ba, 25/06/2024 18:45 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN) - Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, tỉnh Vĩnh Long đã chủ động, tích cực, cụ thể hóa các văn bản của Trung ương và địa phương trong việc lãnh, chỉ đạo đơn vị mình thực hiện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thay đổi cách thức làm việc phù hợp với tình hình thực tế.

Nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo hướng hữu cơ từng bước được hình thành và nhân rộng. 

Bước đầu đã cơ bản hình thành một số nền tảng dữ liệu dùng chung, các hệ thống dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành từng bước được kết nối và chia sẻ trong và ngoài tỉnh; công tác chuyển đổi số đảm bảo an toàn thông tin được sự quan tâm, chỉ đạo, đôn đốc triển khai thực hiện.

Tỉnh đã tổ chức triển khai học tập và quán triệt Nghị quyết số 36-NQ/TW và Chương trình hành động số 26-CTr/TU đến 100% cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh. Nội dung được quán triệt là các quan điểm mới của Đảng về vị trí, vai trò của công nghệ thông tin trong quá trình phát triển bền vững và hội nhập quốc tế đến các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Nhìn chung, công tác học tập, quán triệt Nghị quyết số 36-NQ/TW và Chương trình hành động số 26-CTr/TU đã được Tỉnh ủy và các cấp ủy Đảng, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc.

Theo đó, tỉnh đã tham mưu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành 02 Nghị quyết về phát triển công nghệ thông tin và chuyển đổi số  trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Ban hành 170 văn bản triển khai, thực hiện công nghệ thông tin, chuyển đổi số của tỉnh và nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo phối hợp thực hiện để cụ thể hóa các văn bản do Trung ương ban hành và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh nhằm triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình, chiến lược quốc gia về chuyển đổi số tại địa phương.

Công tác tuyên truyền về xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số được các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thường xuyên qua Cổng, trang thông tin điện tử, phương tiện thông tin đại chúng, pano, áp phích, các trang mạng xã hội Zalo, Facebook, Video clip, bài viết tuyên truyền, tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội thi,... Kết quả tuyên truyền bước đầu góp phần nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hộ dân về vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số với cuộc sống nói riêng và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung.

Ban hành Bộ Chỉ số đánh giá chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Long, trong đó tiêu chí đánh giá tập trung các nội dung về chuyển đổi số và an toàn thông tin sau: nhận thức số; thể chế số; hạ tầng số; nhân lực số; an toàn thông tin mạng; hoạt động chính quyền/chuyển đổi số; kinh tế số; xã hội số. Công bố, xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính năm của các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, từ đó giúp cho các cấp, các ngành, địa phương tổ chức quán triệt, rút kinh nghiệm, có giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, cải thiện điểm số chỉ số cải cách hành chính trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

Hạ tầng viễn thông băng rộng cố định đáp ứng 100% nhu cầu cung cấp dịch vụ đến các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh; thuê bao cáp quang hộ gia đình là 214.596 thuê bao, đạt tỷ lệ 71,43%; toàn tỉnh có 1.309 vị trí cột ăng ten; có 3.068 trạm BTS; 1.781.536 thuê bao di động (703.872 thuê bao di động băng rộng); tỉ lệ thuê bao băng rộng di động bình quân 68,41 thuê bao/100 dân.

100% cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã có hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng được tỉnh trang bị đồng bộ hệ thống tường lửa bảo đảm an ninh trật tự mạng; 100% Đảng ủy và Uỷ ban Nhân dân cấp xã triển khai thống nhất sử dụng chung hạ tầng mạng LAN kết nối mạng TSLCD và mạng Internet; phối hợp Cục Bưu điện Trung ương thực hiện chuẩn hóa mạng TSLCD của tỉnh; có 100% kênh mạng TSLCD của cơ quan nhà nước đã được Cục Bưu điện Trung ương - Bộ Thông tin và Truyền thông kết nối giám sát đến thiết bị mạng quản lý kênh truyền.

Triển khai ứng dụng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu khoa học và công nghệ phục vụ cho hoạt động, gồm: Xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học và công nghệ và cung cấp thông tin khoa học công nghệ cho các điểm mô hình ở các địa phương trong tỉnh thông qua môi trường mạng; Trang “Thông tin khoa học công nghệ Quốc gia” (VinaREN) (http://ttkhcn.vista.gov.vn); Phần mềm đánh giá trình độ công nghệ sản xuất doanh nghiệp (http://trinhdocn.vinhlong.gov.vn); Xây dựng các Website cung cấp thông tin về hoạt động khoa học và công nghệ, mô hình,… phục vụ công tác nghiên cứu và tham khảo.

Sản phẩm, hàng hóa ứng dụng các công nghệ số truy xuất nguồn gốc, đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế nhằm tăng năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tiêu thụ các mặt hàng chủ lực của tỉnh. Kết quả, có 37 cơ sở, 61 sản phẩm (bưởi, rau củ quả, cam sành, sầu riêng, thanh trà, bánh, cốm, thủy sản,…) được cập nhật lên hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa tỉnh Vĩnh Long; bàn giao 12 tài khoản cho cơ quan quản lý; tài khoản và tem truy xuất nguồn gốc cho 17 doanh nghiệp. Triển khai 21 đề tài nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin, trong đó có 12 đề tài cấp cơ sở, 09 đề tài cấp tỉnh đã được nghiệm thu đưa vào ứng dụng.

Ứng dụng thực tế ảo, thực tế tăng cường đối với hoạt động Bảo tàng số. Thư viện tỉnh đã thực hiện số hóa 25% tài liệu cổ, quý hiếm và bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hoá, khoa học của tỉnh, kế hoạch đến năm 2025 sẽ thực hiện đạt 50%….

Đạt được kết quả trên là nhờ được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự phối hợp giữa các ngành chuyên môn, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Các ngành, địa phương chủ động, tích cực, cụ thể hóa các văn bản của trung ương và địa phương trong việc lãnh, chỉ đạo đơn vị mình thực hiện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thay đổi cách thức làm việc phù hợp với tình hình thực tế; Bước đầu đã cơ bản hình thành một số nền tảng dữ liệu dùng chung, các hệ thống dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành từng bước được kết nối và chia sẻ trong và ngoài tỉnh; Công tác chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin được sự quan tâm, chỉ đạo, đôn đốc triển khai thực hiện.

Qua thời gian thực hiện, tỉnh cũng đã rút ra một số bài học kinh nghiệm,như: Xác định chuyển đổi số là quan trọng góp phần từng bước xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.

Để xây dựng chính quyền số và chuyển đổi số thành công cần hoàn thiện hạ tầng số, công nghệ số và kết nối cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương; Lấy người dân, là trung tâm của chuyển đổi số, được thụ hưởng những thành quả từ chuyển đổi số.

Thành lập Tổ Công nghệ cộng đồng là những người gần gũi, gần dân nên có thể trực tiếp đào tạo, hướng dẫn người dân sử dụng nền tảng số, công nghệ số, đưa công nghệ số đến mọi ngõ ngách của cuộc sống, thúc đẩy chuyển đổi số trong toàn xã hội./.

CM

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN