Thừa Thiên - Huế: Đẩy mạnh truyền thông về Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS
(ĐCSVN) - Việc tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội trong thực hiện Chương trình; tạo sự thống nhất, đồng thuận trong xã hội, củng cố lòng tin của đồng bào với Đảng và Nhà nước, góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, người dân và cộng đồng trong triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS &MN.
Ngày 06/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 454/KH-UBND Truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Theo Kế hoạch, việc tuyên truyền phải bảo đảm yêu cầu phổ biến kịp thời nội dung của Chương trình và các nội dung có liên quan khác đến người dân. Việc tổ chức triển khai phải chủ động, linh hoạt, sáng tạo; đa dạng hóa hình thức, phương tiện truyền thông, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin. Việc truyền thông phải phù hợp với phong tục, tập quán của đồng bào DTTS, đồng thời sử dụng nguồn kinh phí đảm bảo đúng quy định, tiết kiệm, hiệu quả và minh bạch.
Theo kế hoạch, tăng cường ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền. |
Nội dung tuyên truyền tập trung vào hiệu quả và quá trình triển khai công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình. Kết quả, hiệu quả trong việc triển khai công tác dân tộc, chính sách dân tộc, nhấn mạnh ý nghĩa tầm quan trọng về việc thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc trong việc phát triển KT-XH ở vùng đồng bào DTTS&MN là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, thực hiện nhất quán chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước: “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển. Huy động, phân bổ, sử dụng, quản lý hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng có đông đồng bào DTTS, chú trọng tính đặc thù của vùng DTTS trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc”.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, mở rộng quy mô sản xuất, thích ứng với biến đổi khí hậu. Thâm canh phát triển ổn định vùng chuyên canh cây ăn quả, cây công nghiệp; phát triển một số cây trồng có lợi thế, có hiệu quả kinh tế cao gắn với bảo vệ môi trường.
Đồng thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng, tiếng nói của đồng bào các DTTS; những tồn tại, hạn chế, bất cập, đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách trong quá trình triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình nói riêng và các nội dung liên quan nói chung trên địa bàn tỉnh.../.