Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Thành tựu của công tác xóa đói giảm nghèo

Chủ Nhật, 29/01/2017 13:18 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN) - Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước nên công tác xóa đói giảm nghèo trong những năm qua tiếp tục gặt hái được nhiều thành quả đáng khích lệ. Đặc biệt, ngày 2/9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1722/QĐ-TTg Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 2016 - 2020 đã tiếp thêm động lực cho công tác xóa đói giảm nghèo trong 5 năm tới.



Bằng những nguồn vốn vay từ các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo nên nhiều hộ nông dân ở
Mộc Châu, Sơn La đã phát triển mô hình nuôi bò sữa, dần phát triển thành quy mô trang trại nhỏ và vừa,
tạo thu nhập rất đáng kể cho hộ gia đình và giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương



Mô hình nuôi cá Hồi và cá Tầm ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai không chỉ tạo thêm nhiều công ăn việc làm,
tăng thu nhập cho gia đình góp phần đắc lực vào công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương,
mà còn là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của loại hình Homestay


Trạm khắc bạc của người dân tộc Dao ở tỉnh Yên Bái cũng là một trong những nghề tạo thu nhập
 đáng kể cho người dân nơi đây. Đồng thời góp phần bảo tồn và phát triển nghề truyền thống,
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc ở địa phương


Bằng nguồn vốn từ chương trình hỗ trợ sản xuất và chăn nuôi nên nhiều hộ dân nghèo trên cao nguyên
 Đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã mạnh dạn phát triển mô hình chăn nuôi bò và mở rộng diện tích
trồng cây Tam giác mạch nên đã dần thoát nghèo và vừa có thu nhập từ chăn nuôi, trồng trọt;
vừa có thu nhập từ dịch vụ du lịch

Ở vùng Tây Nguyên, bằng các chính sách xóa đói giảm nghèo đã giúp đồng bào nơi đây không chỉ
 có cái ăn, cái mặc, có đất canh tác, có cây trồng năng xuất cao mà còn giữ chân người dân không
 du canh, du cư phá rừng làm nương rẫy, yên tâm lao động sản xuất, bảo đảm quốc phòng - an ninh

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 đã chú trọng nhiều hơn tới việc
 trao quyền chủ động cho người dân và tăng cường đầu tư theo nhóm hộ để cùng cộng đồng trách nhiệm
trong công tác xóa đói giảm nghèo. (Trong ảnh trên là mô hình đầu tư máy xay xát cho nhóm 200 hộ gia đình ở
 4 bản: Sà Dề Phìn, Can Hồ, Trang, Hát Hơ thuộc xã Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.

Các chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững còn hỗ trợ đất ở và nhà ở cho đồng bào nghèo,
đồng bào dân tộc thiểu số, nên nhiều ngôi mới khang trang đã được dựng lên dần thay thế những
 ngôi nhà tranh tre, vách nát tạm bợ, tạo thêm động lực giúp người dân bám đất, lám làng nơi biên giới

Thêm một tín hiệu rất đáng mừng là giờ đây, nhiều hộ gia đình nghèo, gia đình dân tộc thiểu số
vùng xâu, vùng xa, vùng khó khăn biên giới không chỉ đủ ăn, đủ mặc, mà còn có chút dư giả  
trao đổi hàng hóa tăng thêm thu nhập.

Hiện nay, trình độ dân trí của người dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số đã được nâng lên rõ rệt.
Cơ bản các cháu đã được phổ cập tiểu học và trung học cơ sở đúng độ tuổi, nhiều cháu đã được
đi học trung học phổ thông và tiếp tục học cao hơn. Điều này đã và đang góp phần nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực,  tác động tích cực đến công tác xóa đói giảm nghèo bền vững trong nhiều năm tới

Giờ đây, trên khắp các bản làng vùng đặc biệt khó khăn, vùng an toàn khu, vùng núi, bên giới
và hải đảo, bộ mặt nông thôn đang tiếp tục khởi sắc, tạo thêm sinh khí và động lực mới cho
công tác xóa đói giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020

Trần Quỳnh

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN