Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Tạo sinh kế cho người dân chuyển đổi nghề ở Quảng Trị

Thứ Tư, 27/07/2016 14:49 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN) - Để chuyển đổi sinh kế phù hợp sau sự cố môi trường biển và hiện tượng cá chết hàng loạt xảy ra thời gian qua, UBND tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo các địa phương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ ngư dân ổn định đời sống, sản xuất.

Cùng với đó, dòng vốn tín dụng chính sách đã kịp thời giải ngân giúp đỡ ngư dân vượt qua khốn khó, ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế với các mô hình mới giúp người dân tạo sinh kế bền vững về lâu dài.

Cá – nguồn sống chính của người dân nơi đây

Theo đó, NHCSXH các huyện miền biển Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong và Hải Lăng (Quảng Trị) đã tích cực kiểm tra, thống kê để đánh gia mức độ thiệt hại từng khoản vay, đối tượng vay phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức hội đoàn thể hướng dẫn bà con lập hồ sơ và thực hiện đề nghị xử lý nợ rủi ro theo quy định. Đồng thời, tổng hợp nhu cầu vay vốn bổ sung để giúp người dân chuyển đổi ngành nghề sản xuất.

Cá được phơi khô để bảo quản lâu hơn

Tính đến nay, cùng với hỗ trợ trực tiếp từ UBND tỉnh cho ngư dân 9 tỷ đồng cùng 800 tấn gạo, trích ngân sách 3,7 tỷ đồng bổ sung nguồn vốn qua NHCSXH để cho người dân các xã vùng ven biển vay vốn tái sản xuất, NHCSXH đã giải ngân hỗ trợ cho hơn 1.700 hộ vay với gần 50 tỷ đồng để xây dựng chuyển đổi cơ cấu việc làm, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, giúp ổn định cuộc sống.

Hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề, trong ảnh là chuyển sang sản xuất nước đóng chai

Cùng với đó, để giải quyết sinh kế có tính bền vững, lâu dài cho người dân vùng biển, UBND tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo các địa phương phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội kiểm tra tình hình thiệt hại, có phương án thực hiện phù hợp. Mặt khác, phối hợp với NHCSXH và các ngân hàng trên địa bản tỉnh triển khai các gói cho vay để chuyển đổi việc làm cho ngư dân các ngành nghề khác nhau: mô hình chăn nuôi trồng trọt, gia trại, đầu tư thuyền lớn vươn khơi bám biển cũng như mở rộng các dịch vụ hậu cần nghề cá xa bờ; đào tạo nghề xuất khẩu lao động; chuyển đổi các loại cơ cấu cây trồng tại các vùng bãi ngang nhằm nâng cao thu nhập cho người dân vùng biển; mở các ngành nghề kinh doanh, dịch vụ...

Xin giới thiệu một số hình ảnh chúng tôi đã ghi nhận được tại địa phương tới bạn đọc.

Người dân xã Gio Việt, huyện Gio Linh làm thủ tục vay vốn NHCSXH để chuyển đổi nghề
Mô hình lò hấp cá của chị Lê Thị Hoa, thôn Xuân Lập, xã Gio Việt, huyện Gio Linh, Quảng Trị được tiếp cận 50 triệu đồng vốn vay giải quyết việc làm đầu tư vào làm lò hấp cá)

Hộ gia đình Nguyễn Thế Mạnh, thôn Duy Loan, xã Vĩnh Giang, Vĩnh Linh tiếp cận vốn giải quyết việc làm 50 triệu nhờ đặc điểm là đất đỏ gia đình đầu tư vào 2 xào vườn tiêu. Anh Mạnh cho biết, ở thôn anh có trên 20 hộ vay vốn tín dụng chính sách chuyển đổi sang nghề tham canh vườn tiêu. Được biết tại huyện Vĩnh Linh còn nhiều mô hình gia trại khác như nuôi bò, thỏ và chim bồ câu.

Vườn tiêu thôn Duy Giang, xã Vĩnh Giang (Vĩnh Linh, Quảng Trị) được đầu tư vốn tín dụng chính sách
Tiếp cận 50 triệu nguồn vốn tín dụng chính sách qua chương trình giải quyết việc làm cùng với vốn tự có, gia đình chị Trần Thị Quỳnh thôn Tùng Luật, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị đầu tư cơ sở sản xuất nước uống đóng bình tinh

Ước mong được đi biển vẫn luôn đau đáu với ngư dân Gio Linh và ngư dân những vùng biển khác ở Quảng Trị nói chung. Bà con cần một số vốn lớn mới có thể đóng tàu đủ công suất đánh bắt xa bờ.

 

Lương Xuân (KCNB)

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN