Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Sự tinh tế trong nghề thêu giày truyền thống của người Xạ Phang

Chủ Nhật, 04/02/2024 14:01 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon
00:00 / 00:00

(ĐCSVN) - Với giá trị tiêu biểu, nghề làm giày thêu của người Xạ Phang (Điện Biên) không chỉ được thực hành, trao truyền trong gia đình, cộng đồng mà đang dẫn trở thành sản phẩm thu hút khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu.

Là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Xạ Phang (thuộc nhóm dân tộc Hoa trong cộng đồng 54 dân tộc của Việt Nam, có nguồn gốc từ Trung Quốc), có dân số khoảng hơn 2.000 người, cư trú thành bản, theo dòng họ ở các huyện Mường Chà, Nậm Pồ, Tủa Chùa...

Người Xạ Phang tại tỉnh Điện Biên hiện vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa của dân tộc mình, trong đó phải kể đến nét độc đáo của trang phục, giày thêu truyền thống thể hiện trong từng họa tiết, hoa văn được làm tỉ mỉ. 

Đến bản Thèn Pả, xã Sa Lông, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên, du khách dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người con gái dân tộc Xạ Phang đang cần mẫn may trang phục bên hiên cửa.

Trang phục của người Xạ Phang mới nhìn có vẻ đơn giản.
...nhưng khi quan sát kỹ từng chi tiết hoa văn, đường thêu mới thấy được sự công phu, tinh xảo. 

Đây được coi là nghề truyền thống của người Xạ Phang ở bản Thèn Pả.

Không chỉ trang phục, đôi giày của người Xạ Phang cũng không kém phần cầu kỳ. 
Đế giày được làm bằng mo tre và dán thành nhiều lớp bằng chất keo làm từ củ môn giã nhuyễn.
Để hoàn thiện một đôi giày thêu, người phụ nữ Xạ Phang phải mất khoảng thời gian từ 10-12 ngày. 
Việc chế tác và thêu các họa tiết hoa văn sặc sỡ, độc đáo thể hiện sự tinh tế, bàn tay khéo léo, tư duy thẩm mỹ sáng tạo của người phụ nữ Xạ Phang. 
Mỗi đôi giày hoàn thiện đều trở thành một tác phẩm nghệ thuật. 

Với giá trị tiêu biểu, nghề làm giày thêu của người Xạ Phang được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 829/QĐ-BVHTTDL ngày 09/3/2021.

Giày của người Xạ Phang có nhiều loại để phân biệt giới tính, độ tuổi và mục đích sử dụng hàng ngày cũng như trong những sự kiện trọng đại của lễ tục vòng đời.  

Với những giá trị độc đáo, bản Thèn Pả ngày càng thu hút đông đảo du khách tới tham quan, tìm hiểu về nghề thêu giày truyền thống.

Ông Hạng A Lù, Bí thư xã Sa Lông, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên cho biết: Hiện địa phương đã thành lập các Tổ thêu nhằm lưu giữ, bảo tồn phương thức thêu truyền thống này. Đồng thời cũng phát triển thành các điểm tham quan du lịch nhằm tạo sinh kế bền vững cho người dân nơi đây.
Nhóm PV

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN