Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Năm 2016, ngành Ngân hàng Vĩnh Phúc đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng 17-18%

Thứ Bảy, 16/01/2016 08:20 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN) - Ngày 14/01/2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) NHNN chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2016.


Ảnh minh họa (Ảnh:M.P)

Tham dự Hội nghị có ông Lê Duy Thành - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành và tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn; toàn thể cán bộ, công chức thuộc NHNN chi nhánh; đại diện lãnh đạo các chi nhánh tổ chức tín dụng TCTD trên địa bàn.

Đến 31/12/2015, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn tỉnh đạt trên 39.485 tỷ đồng, tăng 27,4% so với năm 2014; dư nợ cho vay đạt 32.914 tỷ đồng, tăng 19,73% (trong đó, cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn tăng 11,3%; cho vay xây dựng nông thôn mới tăng 18,4%, …); nợ xấu chỉ chiếm 1,24% tổng dư nợ. Năm 2015, các TCTD trên địa bàn đã miễn, giảm lãi tiền vay cho 281 khách hàng với số tiền 25,9 tỷ đồng; cho vay ưu đãi lãi suất cho 10.825 khách hàng với số tiền 8.280 tỷ đồng; cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 891 khách hàng với số tiền 899 tỷ đồng. Năm 2016, ngành Ngân hàng Vĩnh Phúc đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng 17-18%, huy động vốn tăng 18-20%; giữ tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 2% tổng dư nợ. 

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Lê Duy Thành đánh giá cao những đóng góp của toàn ngành đối với sự phát triển chung của tỉnh. Phó Chủ tịch đề nghị, ngành Ngân hàng cần tiếp tục triển khai kịp thời chủ trương, chính sách của Chính phủ, NHNN và của tỉnh về chính sách tiền tệ, cải cách thủ tục hành chính. Đồng thời, bám sát mục tiêu phát triển chung của tỉnh để xây dựng kế hoạch đầu tư tiền tệ; tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, duy trì, phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Cùng với đó còn thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng; chủ động xử lý nợ xấu, cơ cấu nợ xấu; tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên; tăng cường thông tin, tuyên truyền về sản phẩm dịch vụ ngân hàng để người dân hiểu và dễ dàng tiếp cận, nhất là các chương trình, chính sách ưu đãi của nhà nước nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.

N.Y

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN