Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Hue-S là bộ não của công tác chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế

Thứ Bảy, 21/10/2023 10:32 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon
00:00 / 00:00

(ĐCSVN) - Theo số liêu thống kê của Google Analytics từ đầu năm 2023 đến cuối tháng 7/2023, Hue-S thu hút hơn 12 triệu lượt người xem với thời gian tương tác trung bình là 2 giờ 47 phút. Đặc biệt, Hue-S đã kết nối được người dân tỉnh Thừa Thiên Huế làm ăn xa trong nước và quốc tế...

Phát huy tốt vai trò chuyển đổi số

Hue-S là ứng dụng nền tảng di động được xây dựng theo hướng super App (siêu ứng dụng trên nền tảng di động) với định hướng môt ứng dụng duy nhất tích hợp. Hue-S vừa triển khai các dịch vụ đô thị thông minh phục vụ người dân, doanh nghiêp, ứng dụng Chính quyền số phục vụ công tác chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước của tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

 Phó Chủ tịch Thường Trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ với phóng viên về hành trình của Trung tâm IOC.

Tháng 6, năm 2018, ứng dụng Hue-S đã được đưa vào vận hành thì điểm và hoạt động chính thức vào tháng 1 năm 2019. Đến nay, sau 5 năm triển khai, ứng dụng Hue-S thực sự đã phát huy vai trò và đạt được một số kết quả tích cực.

Cụ thể, trong những năm vừa qua, Hue-S đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê năm 2020, 2021, 2022, 2023 trong lĩnh vực chuyển đổi số. Bên cạnh đó, Hue-S còn đạt giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam-VDA năm 2022; Đồng thời, nằm trong Top 10 Hạng mục Sản phẩm số xuất sắc cho Xã Hội số; giải thưởng Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam năm 2022

Hue-S “xông pha” trên mọi “mặt trận”

Trao đổi với phóng viên, đồng chí Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên Huế cho biết, Hue-S đã được tái cấu trúc lại thành một một ứng dụng duy nhất, giao diện diện tương tác theo 5 vai trò chính: Công dân, khách du lịch, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, cơ quan báo chí.

Đến nay, Hue-S đã có hơn 900.000 lượt tải ứng dụng, đã phát triển hơn 50 chức năng và hơn 20 dịch vụ như: phản ánh hiện trường, giám sát đô thị thông minh qua cảm biến camera, dịch vụ thông tin cảnh báo, giám sát đô thị thông minh qua cảm biến camera, giám sát thông tin báo chí, giám sát hành chính công, quảng cáo điện tử, giám sát hồ đập-thuỷ điện, giáo dục thông minh, giám sát an toàn thông tin mạng mạng, ví điện tử, dịch vụ quy hoạch đất đai, vụ y tế thông minh, dịch vụ thiết yếu, giao thông thông minh, ...

Chuyển đổi số, phát triển dịch vụ đô thị thông minh thì phải lấy người dân làm Trung tâm. Muốn thực hiện được phương chậm này thì bám sát quan điểm: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng".

Dân biết, đó là thông qua ứng dụng Truyền thông, cảnh báo trên Hue-S để đưa thông tin chính thống, kịp thời đến người dân kèm theo các cảnh báo ... Dân bàn, là thông qua dịch vụ phản ánh hiện trường, người dân hỏi cơ quan nhà nước, tương tác với chính quyền là các ứng dụng trên Hue-S. Thông qua đó, dân có thể kết nối với chính quyền, tương tác với chính quyền. Dân làm, đó là người dân tham gia các dịch vụ số trên Hue-S nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu như: Dịch vụ công, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp và một số dịch vụ khác. Dân kiểm tra, đó là các thông tin, dịch vụ được cung cấp đều công khai kết quả, qua đó dân có thể kiểm tra, đánh giá mức độ hài lòng, chất lượng thông tin, dịch vụ .v.v. Và dân thụ hưởng, thông qua Hue-S, người dân có thể tiếp cận được thông tin chính thông, nâng cao kỹ năng số trong dân cũng như các dịch vụ số, chỉ cần ngồi ở bất cứ nơi đâu có internet, có Hue-S, thì có thể thay thế cho việc đi lại lâu này của người dân đối với các dịch vụ thiết yếu cơ bản.

Cũng theo đồng chí Nguyễn Xuân Sơn, dịch vụ giám sát đô thị thông minh qua cảm biến camera. Hue-S đã được hoàn thiện lắp đặt và tích hợp hơn 640 camera trên toàn tỉnh, với các giải pháp trí tuệ nhân tạo được áp dụng: Xử lý vi phạm tín hiệu đèn giao thông; đi sai làn đường quy định; đi vào đường cấm; nhận diện biển số và truy vết lộ trình xe; phát hiện nhận diện xe quá khổ quá tải; cảnh báo xe truy nã, biển số đen; cảnh báo đậu đỗ sai quy định; buôn bán lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè.

Quang cảnh làm việc tại Trung tâm IOC.

Giải pháp tự động phát hiện và cảnh báo cháy rừng; cảnh báo hành vi xả rác… Đo đếm lưu lượng xe, cảnh báo ùn tắt giao thông, kẹt xe. Hue-S đã ghi nhận và tiếp nhận 34.000 trường hợp vi phạm giao thông với số tiền phạt trên 3,9 tỷ đồng. Bên cạnh đó, dịch vụ thông tin cảnh báo, cũng là một kênh cung cấp thông báo, cảnh báo một cách chính thống của chính quyền đến người dân và doanh nghiệp. Qua đó, tạo ra một phương thức mới truyền thông hiệu quả vào đời sống xã hội. Đến nay, các đơn vị đã phát đi 3.037 bản tin cảnh báo cho người dân thông qua ứng dụng Hue-S.

Đồng chí Giám đốc Sở khẳng định, với ứng dụng công nghệ trong phòng chống thiên tai, dịch Covid-19, Hue-S là kênh thông tin giúp người dân nhận các cảnh báo và theo dõi diễn biến tình hình thiên tai, bão lụt, tình trạng ngập lụt qua hệ thống camera được phát trực tiếp trên Hue-S, cập nhật thông tin, phản ánh các điểm ngập lụt qua bản đồ số, cập nhật thông tin lượng mưa tại 37 điểm đo mưa tự động; theo dõi mực nước các sông theo thời gian thực; cập nhật thông tin lưu lượng điều tiết các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh. Đến nay, Hue-S đã phát đi hơn 1.800 cảnh báo về thời tiết, thiên tai, bão lụt. Đã tiếp nhận 703 cầu ứng cứu khẩn cấp qua chức năng SOS.

"Qua ứng dụng thời tiết thiên tai trên Hue-S, người dân có thể xem được thông tin về tình hình thời tiết hiện tại trên địa bàn tỉnh ở mọi thời điểm; theo dõi thông tin lượng mưa ở các hồ chứa nước, đập thủy điện và các địa phương; theo dõi được tình hình mực nước trên sông Hương và sông Bồ nhằm giúp người dân chủ động ứng phó kịp thời khi địa phương bước vào mùa mưa bão..." - Đồng chí Nguyễn Xuân Sơn chia sẻ.

Chuyển đổi số lấy người dân làm trung tâm

Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Hue-S là niềm tự hào của người Huế. Là minh chứng kết quả đạt được của công chuyển đổi số của tỉnh. Là bộ não của công tác chuyển đổi số của tỉnh nhà. Là kênh tương tác hiệu quả với người dân, thực hiện tốt phương châm chuyển đổi số lấy người dân làm trung tâm.

Theo đồng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, dịch vụ phản ánh hiện trường, thể hiện quyền làm chủ của người dân. Hue-S tiếp nhận các phản ánh toàn diện của người dân về mọi mặt đời sống xã hội, kết nối với cơ quan chức năng để xử lý và tương tác với công dân. Đã tiếp nhận xử lý trên 110.000 phản ánh trên 17 lĩnh vực với 236 cơ quan đơn vị tham gia xử lý. Số phản ánh đã được xử lý chiếm hơn 97%, tỷ lệ hài lòng từ chấp nhận trở lên chiếm 89,8%.

Bên cạnh đó, dịch vụ giám sát hành chính công nhằm giám sát hiệu quả các vi phạm trong việc cung cấp dịch vụ hành chính công của tỉnh thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và AI (trí tuệ nhân tạo); góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công của tỉnh. Hiện tại đã có gần 973.253 tài khoản công dân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia. 100% cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh đã triển khai Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ cho việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính; tổng là 2.548 thủ tục hành chính.

"Tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tập trung xây dựng Hue-S là siêu ứng dụng, tích hợp các tiện ích thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp. Là công cụ điều hành hữu hiệu của chính quyền. Dịch vụ thẻ điện tử, chuyển đổi thẻ công chức, viên chức từ thẻ nhựa qua thẻ công nghệ; thẻ tích hợp các dịch vụ ngân hàng, thông qua đó, các công cụ giao dịch không dùng tiền mặt được hỗ trợ sử dụng và sớm thúc đẩy chủ trương của Chính phủ về phát triển không dùng tiền mặt... " - Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định./.

Bài, ảnh: Hoàng Oanh

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN