Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Hội Nông dân thành phố Thủ Đức thi đua làm theo Bác

Thứ Hai, 17/06/2024 11:21 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon
00:00 / 00:00

(ĐCSVN) - Thời gian qua, Hội Nông dân thành phố Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) đã vận dụng nhiều cách làm mới, sáng tạo với nhiều giải pháp thiết thực nhằm đẩy mạnh việc Học tập và làm theo Bác cả về nhận thức tư tưởng và hành động cụ thể, tạo sự chuyển biến rõ nét từ thành phố đến cơ sở, thực hiện cơ bản toàn diện các yêu cầu đặt ra.

Nhiều kết quả tích cực

Đối với công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, vào quý 1 hàng năm, Hội Nông dân thành phố Thủ Đức luôn duy trì tổ chức công tác quán triệt, học tập các chuyên đề, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Hội Nông dân các cấp. Kết quả, trong ba năm qua, cấp thành phố Thủ Đức đã tổ chức được 28 hội nghị tuyên truyền thu hút 4.045 lượt cán bộ Hội tham dự. Đặc biệt, trong năm 2024 là năm triển khai Nghị quyết của Hội gắn với tiêu chí người nông dân mới thành phố cũng như chuyên đề thực hiện Kết luận 01 và chủ đề của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Hội cũng đã hoàn thành 10 lớp tại các cụm phường và tại thành phố Thủ Đức.

Bên cạnh việc học tập chính trị, Hội luôn quan tâm nâng cao đời sống tinh thần cho hội viên, phát huy truyền thống năng động, sáng tạo. Nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, Hội Nông dân các cấp đã tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao như: Hội thi thể dục dưỡng sinh; Liên hoan đờn ca tài tử; Hội diễn văn nghệ; Giải bóng đá truyền thống... thu hút đông đảo hội viên tham gia, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong ngày lễ hội.

Để giáo dục truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, các cấp Hội đã tổ chức 14 chuyến hành trình về nguồn, tham quan các khu di tích lịch sử với 750 hội viên tham gia. Bên cạnh việc dâng hương, hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, tham quan các khu di tích, Hội còn thăm hỏi tặng quà hội viên đồng bào dân tộc, tặng xe đạp cho học sinh khó khăn, tham quan các mô hình nông nghiệp do hội viên Hội Nông dân sở tại sản xuất, kinh doanh có hiệu quả...

Chương trình giao lưu với các gương điển hình trong thực hiện Kết luận 01 và sổ tay tiêu chí “Người Nông dân mới TP Hồ Chí Minh”. (Ảnh: Trần Thanh) 

Để làm tốt công tác chăm lo đời sống vật chất theo lời dạy của Bác “Làm cho người nghèo đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người giàu thì giàu thêm”, Hội Nông dân thành phố Thủ Đức và cơ sở đã phát huy tối đa tinh thần trách nhiệm, ý tưởng sáng tạo trong công tác Hội và phong trào nông dân. Hàng năm, Hội Nông dân thành phố và cơ sở đăng ký công trình, mô hình giải pháp học tập và làm theo Bác. Trong 3 năm qua, Hội Nông dân thành phố đã hoàn thành 06 công trình điển hình thực hiện mô hình “Trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, phát động tổng vệ sinh và hoàn thành công trình trồng 200 cây xanh tại bờ kè sông Sài Gòn; công trình trồng cây ăn trái tặng Trung tâm Điều dưỡng Người bệnh tâm thần; công trình trao tặng sổ tiết kiệm, xe lăn cho nguyên cán bộ Hội và hội viên; mô hình tổ tiết kiệm tương trợ đồng hành cùng nông dân vượt khó...

Đối với cơ sở, đã hoàn thành 90 công trình, mô hình, giải pháp lớn nhỏ, điển hình có mô hình vườn rau “Nghĩa tình Nông dân” tại phường Bình Chiểu, Hiệp Bình Phước; trao tặng 200 nón bảo hiểm cho cán bộ, hội viên; lắp 03 máy tập thể dục, thể thao; mô hình vườn ươm thuốc nam tại Bình Chiểu, Hiệp Bình Chánh, Phước Long B, Long Thạnh Mỹ... Đặc biệt, Hội Nông dân các phường Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước nhanh chóng vận động thực hiện chương trình “Giọt nước nghĩa tình” cho người dân tỉnh Tiền Giang, đã trao tặng 19 khối nước sinh hoạt; 700 lốc nước tinh khiết; 1.190 bình nước tinh khiết; 2,5 tấn (rau, củ, quả); 300 phần quà nhu yếu phẩm, 500 phần bánh ngọt, 04 suất học bổng... tổng trị giá 155 triệu đồng.

Thực hiện chuyên đề “Phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam trong việc xây dựng, hình thành và phát triển không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Hội Nông dân các phường đã xây dựng 13 góc không gian Bác Hồ với nông dân, điển hình các phường Hiệp Bình Phước, Long Bình, Phước Long B xây dựng không gian văn hóa trong cơ sở tôn giáo. Trong đó phải kể tới phường Long Phước khắc lời dạy của Bác trên đá tại khu du lịch; phường Bình Chiểu, Linh Trung xây dựng không gian tại khu vực nhà trọ; các đơn vị còn lại phối hợp Đảng ủy, UBND phường xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh với phần việc được phân công như cung cấp sách, hình ảnh, cây xanh trang trí; phường Trường Thọ, Phước Long B duy trì hoạt động mỗi tuần một mẫu chuyện, một lời dạy hoặc một bài học về Bác trên trang mạng của Hội.

Nhân rộng gương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến

Việc xây dựng và nhân rộng các mô hình tiêu biểu, cách làm hiệu quả, các gương điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh luôn được Hội chú trọng. Hội đã giới thiệu các gương điển hình tiêu biểu đã được tuyên dương thông qua các hội thi, các hội nghị, các buổi sinh hoạt, trên các trang thông tin của Hội, tạo điều kiện cho các gương xuất hiện trước công chúng như giao lưu, báo cáo tham luận, hình ảnh, video clip, tham quan thực tế… đồng thời rà soát, tiếp cận những nhân tố mới, hướng dẫn những yếu tố, tiêu chuẩn còn yếu, thiếu để tạo nguồn cho những năm tiếp theo không bị gián đoạn.

Từ những giải pháp nêu trên, số lượng tập thể và cá nhân được đề xuất so với trước năm 2021 không chỉ nhân đôi mà có lĩnh vực điển hình tiêu biểu nhân lên gấp 03 lần, điển hình như: có 14 gương nông dân tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh; 15 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu thành phố; 12 tấm gương thầm lặng mà cao cả; 02 gương nông dân Việt Nam xuất sắc, 02 gương công dân tiêu biểu thành phố Thủ Đức đều là những danh hiệu cao quý mà hội viên nông dân Thủ Đức đã đạt được.

Trong những năm qua, công tác sơ kết định kỳ hàng năm được thực hiện chỉnh chu, nghiêm túc cũng là một trong những giải pháp tốt trong thực hiện Kết luận 01. Toàn thể cán bộ Hội cùng ngồi lại nghe đánh giá những mặt làm được, chưa được, rút ra bài học kinh nghiệm, định hướng cho giai đoạn tiếp theo; giao lưu với các gương điển hình tiêu biểu, được đăng ký những việc làm mới và được biểu dương khen thưởng động viên... những điều đó đã được duy trì, được xem như món quà dâng lên Bác nhân kỷ niệm Ngày Sinh nhật Bác hàng năm. 

Để đạt được kết quả trên là nhờ sự quan tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy Đảng và của Hội cấp trên, đặc biệt là tinh thần nghiêm túc tiếp thu ý kiến chỉ đạo là nhân tố hàng đầu quyết định tới chất lượng, hiệu quả của việc thực hiện Kết luận 01 có hiệu quả. Cùng với đó, với sự gắn kết giữa việc thực hiện Chỉ thị, Kết luận với công tác an sinh xã hội và công tác xây dựng củng cố tổ chức Hội là không thể tách rời, để bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau tạo nên mắt xích quan trọng không thể thiếu trong công tác Hội và phong trào nông dân.

Mặt khác, bám sát văn bản chỉ đạo của Thành ủy và Hội cấp trên, Hội đề ra nội dung hoạt động mang tính phấn đấu, rèn luyện, khuyến khích khả năng tư tuy, tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cán bộ Hội cơ sở, tạo chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động trong tổ chức Hội, trong cán bộ, hội viên nông dân. Đồng thời quán triệt sâu sắc tinh thần Chỉ thị, Kết luận và nội dung chuyên đề hàng năm, nêu gương sáng trong các buổi sinh hoạt, trên các phương tiện thông tin đại chúng tạo cho hội viên nông dân có ý thức tự giác trong việc học tập và làm theo thông qua các mô hình, qua đó phục vụ lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội, từ đó các mô hình sẽ phát huy được hiệu quả nhất định.

Song song đó, Hội chú ý phát huy yếu tố con người, mà cụ thể là người đứng đầu của tổ chức Hội các cấp, chi hội và các tổ chức đa dạng trực thuộc; tăng cường bám sát cơ sở, sâu sát từng hoàn cảnh gia đình hội viên nông dân; đổi mới phong cách, tác phong làm việc, thực hiện tốt công tác dân vận, gần gũi hội viên nông dân, tôn trọng và lắng nghe nông dân nói, nói nông dân hiểu; xây dựng hình ảnh người cán bộ Hội tận tụy, sâu sát với hội viên nông dân.../.

CM

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN