Hà Nội: Hiệu quả tích cực từ chương trình xây dựng nông thôn mới
(ĐCSVN)- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã và đang được các địa phương trong cả nước triển khai và đã có những kết quả tích cực. Trong đó, Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Những kết quả từ nỗ lực không ngừng
Nhận thức rõ vị trí vai trò đặc biệt quan trọng của khu vực nông thôn đối với sự phát triển bền vững của Thủ đô, đồng thời cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Thành ủy Hà Nội (khóa XV) đã ban hành Chương trình số 02 nhằm tập trung chỉ đạo huy động nguồn lực, quyết tâm phát triển khu vực nông thôn của Thủ đô .
Được biết, ngay từ đầu nhiệm kỳ, mặc dù gặp nhiều khó khăn song Hà Nội vẫn luôn ưu tiên, quan tâm chỉ đạo, tập trung nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Đội ngũ cán bộ từ Thành phố trên cơ sở đã cố gắng, nỗ lực tập trung cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, vì thế, nhiều việc tưởng chừng rất khó như dồn điền, đổi thửa, thì đã đạt kết quả rất cao.
Đến nay, Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về số xã đạt chuẩn nông thôn mới (với 213/401 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 53,12%), nếu không tính huyện Từ Liêm cũ, Thành phố có 201/386 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 152,07%, vượt 12,07% so với kế hoạch đề ra. Trước khi xây dựng nông thôn mới, bình quân mỗi xã chỉ đạt và cơ bản đạt 7 tiêu chí; đến nay bình quân mỗi xã đạt và cơ bản đạt 16,9 tiêu chí. Đây là kết quả đáng phấn khởi, tạo tiền đề quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tới .
Cùng với các chương trình lớn khác của Hà Nội, kết quả thực hiện chương trình trong 5 năm qua đã góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an minh trật tự, an ninh nông thôn trên địa bàn. Với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự hưởng ứng và tham gia tích cực của người dân, xây dựng tượng thôn mới đã thực sự trở thành phong trào rộng lớn và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Kết quả xây dựng nông thôn mới đã làm cho khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn dần thu hẹp.
Với quyết tâm thực hiện dồn điền, đổi thửa, nhiều vùng chuyên canh sản xuất nông sản hàng hóa tập trung, có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao được hình thành, bước đầu đạt kết quá tốt. Việc đưa cơ giới vào đồng ruộng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. công nghệ.cao vào sản xuất được tăng cường hình thành các chuỗi liên kết và tiêu thụ sản phẩm cung cấp rộng rãi cho thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.
Đáng chú ý, nhiều mô hình sản xuất hàng hóa nông nghiệm đem lại giá trị kinh tế cao, một số nơi đạt 1-2 tỷ đồng/ha. Việc củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã được quan tâm, nhiều hợp tác xã tổ đội sản xuất, hình thức hợp tác mới được hình thành, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, nhất là hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh không ngừng được đầu tư xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện. Hệ thống đê điều, kênh mương thuỷ lợi, giao thông nội đồng phục vụ suất xuất được ưu tiên đầu tư nâng cấp, bảo đảm an toàn trong phòng, chống lũ và tiêu úng, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất nông nghiệp và dân sinh; đến nay cơ bản không còn nhà dột nát. Tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100% môi trường sinh thái được quan tâm bảo vệ….
Vẫn còn những tồn tại
Bên cạnh những hiệu quả đáng kể của chường trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội vẫn còn một số tồn tại hạn chế.
Cụ thể, sản xuất nông nghiệp nhiều nơi vẫn mang tính truyền thống, thu nhập còn thấp không ổn định, kinh tế còn khó khăn, chưa tương xứng với tiềm năng của Thủ đô. Bên cạnh đó công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, chưa vững chắc. Năng suất, sản lượng một số cây trồng, vật nuôi tuy tăng khá, những chất lượng sản phẩm còn hạn chế, chưa có nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh quy mô lớn; việc nhân rộng các mô hình còn hạn chế.
Đặc biệt, công tác nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm còn ít; sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản có chất lượng cao đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm chưa nhiều, chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Thủ đô.
Ngoài ra, công tác xúc tiến đầu tư hiệu quả còn thấp. Cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, chưa thu hút được các hộ, các doanh nghiệp đầu tư, nhất là lĩnh vực chế biến nông sản…
Về nông thôn mới, vẫn còn nhiều xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới (cuối năm 2015 còn 185 xã), số xã hoàn thành nông thôn mới ở các huyện là chưa đồng đều, trong khi một số huyện đã hoàn thành vượt chỉ tiêu phấn đấu, thì một số huyện kết quả còn thấp như: Ba Vì, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Ứng Hòa và Thị xã Sơn Tây…
Đời sống và thu nhập của một bộ phận nông dân vùng xa trung tâm, thuần nông, vùng đồng bào dân tộc còn thấp, không ổn định, vẫn còn nhiều lao động thiếu việc làm, kinh tế còn khó khăn.
Chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục ở một số địa phương chưa đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch còn thấp. Việc đào tạo nghề cho nông dân, nhất là nông dân ở những nơi bị thu hồi chuyển mục đích sử dụng nhiều đất nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu….
Và vấn đề đặt ra
Để hạn chế những tồn tại trong thời gian tới Hà Nội đưa ra một số giải pháp đồng bộ. Theo đó, tậo trung tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa vai trò, tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng thủ đô.
Bên cạnh đó, tăng cường huy động các nguồn lực từ ngân sách và xã hội hóa để xây dựng nông thôn mới. Việc huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cư tại chỗ phải phù hợp với điều kiện kinh tế của nhân dân. Huy động tham gia của doanh nghiệp cần phải có chính sách rất cụ thể và bảo đảm hiệu quả cho doanh nghiệp.
Đồng thời, tập trung xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật; đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ thuật cho nông dân, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Cơ chế, chính sách về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn phải cụ thể, phù hợp với thực tế, thực hiện đơn giản, nội dung thiết thực đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân và huy động được nhân dân đóng góp trí tuệ công sức, tiền bạc xây nông thôn mới.
Ngoài ra, cùng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp, phát triển các hợp tác xã ngành nghề, dịch vụ, các hội nghề nghiệp trong nông thôn. …