Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Chăm

Thứ Ba, 12/12/2023 14:57 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN) - Dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống lâu đời, đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người Chăm An Giang. Những nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của nghề dệt thổ cẩm truyền thống vẫn được người dân nơi đây gìn giữ đến nay. Việc triển khai Dự án 6 trong Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và MN càng tiếp thêm nguồn lực và động lực để An Giang phát triển nghề dệt thổ cẩm của người Chăm, vừa phát triển du lịch, vừa tạo thêm sinh kế bền vững cho người dân nơi đây.

Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm An Giang hiện vẫn còn giữ nguyên kỹ thuật dệt thủ công truyền thống. 

Từ nhuộm, suốt, mắc sợi, dệt thành phẩm, nhất là tạo hoa văn trực tiếp ngay trên khung dệt. 

Hoa văn trên thổ cẩm Chăm rất phong phú và đa dạng. 

 

Ngoài sản phẩm truyền thống là xà rông và khăn rằn...nhiều sản phẩm mới cũng được hình thành...
... như túi xách, ba lô, ví, nón, móc khóa… 

Đây là những mặt hàng được du khách ưa thích, lựa chọn mua làm đồ lưu niệm. 

Những năm gần đây, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Chăm ở Thị trấn Đa Phước (huyện An Phú) đã trở thành điểm đến quen thuộc của du khách thập phương. 

Du khách thích thú tìm hiểu về đời sống, phong tục, tập quán của cộng đồng người Chăm nơi đây.  

Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND thị trấn Đa Phước Nguyễn Văn Minh cho biết, việc duy trì, phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Chăm không chỉ giúp bà con ổn định cuộc sống, mà có cũng là cách giữ gìn và phát huy những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của đồng bào.

Những năm gần đây dù đã có thiết bị tiên tiến để việc sản xuất sản phẩm thổ cẩm được tiện lợi, nhanh chóng hơn, nhưng nghề dệt truyền thống vẫn được lưu giữ như một cách giữ gìn những giá trị văn hóa của người Chăm.
Nhóm Phóng viên

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN