FAO: Thế giới có hơn 866 triệu nông dân
(ĐCSVN) – Niên giám thống kê mới nhất về dinh dưỡng và kinh tế của thế giới vừa được Tổ chức Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) công bố ngày 13/12 cho biết khi dân số thế giới tăng lên và tài nguyên ngày càng khan hiếm ở một số nơi trên hành tinh, thì có khoảng 866 triệu người đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm hơn 1/4 lực lượng lao động của thế giới, tạo ra 3.600 tỷ USD giá trị gia tăng.
Theo FAO, so với năm 2000, những con số này thể hiện giá trị kinh tế tăng 78%, do số người sản xuất ít hơn 16%. Trong đợt này, châu Phi cho thấy “tốc độ tăng trưởng cao gấp đôi”.
Niên giám thống kê hàng năm của FAO được rút ra từ hơn 20.000 chỉ số và bao gồm số liệu từ hơn 245 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tài liệu bao gồm các chủ đề như: việc làm nông nghiệp, thương mại nông sản thực phẩm, việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu trên thế giới, cũng như các yếu tố môi trường và khí hậu.
Nông dân thu hoạch rau tại một trang trại ở Rome, Italy. (Ảnh: FAO) |
4,74 tỷ ha đất nông nghiệp
Theo Ngân hàng Thế giới, nông nghiệp cũng là một yếu tố thiết yếu của tăng trưởng kinh tế. Năm 2018, nông nghiệp chiếm 4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu và ở một số nước đang phát triển, tỷ trọng của nó có thể vượt quá 25% GDP.
Khoảng 4,74 tỷ ha bề mặt trái đất là đất nông nghiệp, bao gồm đồng cỏ và cây trồng. Con số này giảm 3% so với năm 2000, nhưng thấp hơn 6 lần về diện tích bình quân đầu người, và châu Phi một lần nữa lại ở vị trí dẫn đầu.
Trong khi đó, xuất khẩu lương thực toàn cầu đạt 1.420 tỷ USD, tương đương với 3.700 tỷ USD kể từ năm 2000. Trên toàn cầu, các quốc gia xuất khẩu lương thực lớn nhất xét về tổng thể là: Mỹ, Hà Lan và Trung Quốc.
Trung bình toàn cầu là 2.960 calo mỗi người mỗi ngày
FAO cho biết các nhà xuất khẩu ròng lớn nhất là Brazil, tiếp theo là Argentina và Tây Ban Nha. Các nước nhập khẩu ròng lớn nhất là: Trung Quốc, Nhật Bản và Vương quốc Anh.
Niên giám thống kê của FAO cũng xem xét lượng năng lượng lương thực nạp vào cơ thể. Chỉ số quan trọng về an ninh lương thực này đã tăng lên ở tất cả các khu vực kể từ năm 2000, đặc biệt là ở châu Á.
Mức trung bình toàn cầu hiện nay là 2.960 calo mỗi người mỗi ngày. Con số này tăng 9%, đạt mức cao nhất là 3.540 calo mỗi người mỗi ngày ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Kể từ năm 2000, sản lượng các loại cây trồng chính như: mía, ngô, lúa mì và gạo đã tăng 52% từ năm 2000 đến 2020, đạt 9,3 tỷ tấn. Sản xuất dầu thực vật tăng 125% trong giai đoạn này, với sản lượng dầu cọ tăng 236%.
Sử dụng thuốc trừ sâu bắt đầu giảm trong năm 2017
Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, sản xuất thịt, đứng đầu là thịt gà, đã tăng 45%, trong khi tốc độ tăng trưởng của trái cây và rau quả là 20%. Mía là loại cây trồng lớn nhất thế giới tính theo khối lượng, tăng 1,9 triệu tấn mỗi năm.
Theo FAO, việc sử dụng thuốc trừ sâu trên toàn thế giới lên tói đỉnh điểm vào năm 2012 và bắt đầu giảm từ năm 2017. Các quốc gia có lượng sử dụng thuốc trừ sâu cao nhất trên mỗi ha là: Saint Lucia, Maldives và Oman.
Về các yếu tố khí hậu, môi trường và tác động của các loại thuốc trừ sâu đối với hệ thống nông nghiệp-lương thực, báo cáo cho thấy nhiệt độ trung bình năm 2021 cao hơn 1,44°C so với mức trung bình từ năm 1951 đến năm 1980. Châu Âu có mức biến động nhiệt độ cao nhất, tiếp theo là châu Á, châu Đại Dương.
Phát thải khí nhà kính trên đất nông nghiệp đã giảm 4% trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2020. Thịt bò và thịt cừu là nguồn phát thải nhiều carbon dioxide nhất, với số lượng gia súc trung bình nhiều gấp 50 lần so với gà. Cường độ phát thải của ngũ cốc thấp hơn nhiều, mặc dù gạo phát thải nhiều hơn lúa mì và ngũ cốc thô 5 lần.
Ngoài ra, tỷ lệ phát thải khí nhà kính rất khác nhau giữa các vùng, phản ánh sự khác biệt lớn về hiệu quả sản xuất. Ví dụ, cường độ phát thải của thịt bò ở châu Phi cao hơn gần 4 lần so với ở châu Âu./.