Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

FAO: Chỉ số giá lương thực giảm nhẹ trong tháng 6/2019

Thứ Sáu, 05/07/2019 18:28 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN) – Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 5/7 cho biết, chỉ số giá các sản phẩm lương thực đã giảm nhẹ trong tháng 6 vừa qua, trong khi giá các sản phẩm sữa và dầu thực vật giảm hơn so với giá ngô tăng mạnh, gần bằng mức của năm ngoái.

Chỉ số giá lương thực của FAO giảm nhẹ trong tháng 6/2019 (Ảnh minh họa: leconews.com)

Chỉ số giá lương thực của FAO là một chỉ số đo lường sự thay đổi hàng tháng về giá của 5 loại thực phẩm chính trên thị trường quốc tế: ngũ cốc, thịt, sữa, dầu thực vật và đường. Theo đó, chỉ số giá lương thực của FAO đạt trung bình đạt 173 điểm trong tháng 6/2019, giảm nhẹ 0,3% so với tháng 5 và rất gần với mức trong tháng 6/2018.

Giá ngũ cốc đã tăng 6,7% trong tháng 6 vừa qua. Tuy nhiên, dự báo về khả năng xuất khẩu giảm từ Mỹ đã đẩy giá ngô và lúa mì lên cao.

Giá gạo vẫn ổn định trong khi giá đường tăng 4,2% trong tháng 6 so với tháng trước. Theo FAO, tình huống này được giải thích cụ thể bằng việc đánh giá lại đồng tiền Real của Brazil so với đồng Đô la Mỹ.

Chỉ số giá thịt của FAO đã tăng 1,5% kể từ tháng 5 do nhu cầu nhập khẩu thịt cừu, thịt lợn và thịt gia cầm từ khu vực Đông Á tăng mạnh. "Lượng cầu cũng sẽ bù đắp cho thiếu hụt về sản xuất trong nước do sự lây lan của dịch tả lợn châu Phi" – cơ quan của Liên hợp quốc cho biết.

Chỉ số giá sữa của FAO giảm 11,9%, đánh dấu lần giảm đầu tiên sau 5 tháng liên tiếp, do lượng cầu đối với phô mai và bơ giảm. Giá dầu thực vật cũng giảm, nhưng giảm 1,6% trong tháng, với giá dầu cọ và đậu tương giảm, do nhu cầu nhập khẩu toàn cầu yếu.

Dự báo mới về ngũ cốc

Theo dự báo, sản lượng ngũ cốc thế giới, dự kiến sẽ đạt 2,685 triệu tấn, vẫn không thay đổi kể từ tháng 6. Điều này có nghĩa là tăng 1,2% kể từ năm 2018, phần lớn là do sản lượng lúa mì cao hơn. Về vấn đề này, FAO dự kiến sản lượng lúa mì toàn cầu sẽ tăng lên 5,6% trong năm 2019, đạt gần 771 triệu tấn so với dự báo về sản lượng kỷ lục ở Ấn Độ.

Đồng thời, sản lượng ngũ cốc thô trên thế giới dự kiến sẽ giảm xuống còn 1,398 triệu tấn trong năm nay, do dự đoán yếu ở các vùng của châu Phi, Trung Quốc và đặc biệt là Mỹ. Sản lượng gạo thế giới dự kiến sẽ đạt 516 triệu tấn, gần với mức của năm 2018.

Ngoài ra, việc sử dụng ngũ cốc của thế giới trong năm 2019/20 dự kiến sẽ vượt quá 2,708 triệu tấn, tăng 1% so với năm trước, với sự gia tăng trong việc sử dụng gạo và lúa mì nhanh hơn hơn ngô.

Nhìn rộng hơn, FAO đã điều chỉnh giảm dự báo về trữ lượng ngũ cốc toàn cầu vào cuối mùa 2020 xuống còn 828 triệu tấn, do dự báo về sản lượng dự trữ ngô giảm (12,4%). Và hầu hết sự suy giảm này dự kiến sẽ tập trung ở Trung Quốc và Mỹ. Dự trữ lúa mì thế giới dự kiến sẽ mở rộng và tăng 4,5%.

Nhìn chung, tỷ lệ sử dụng ngũ cốc dự kiến sẽ vẫn tương đối cao, với mức 29,6% trong giai đoạn 2019/2020. Thương mại ngũ cốc thế giới được dự báo sẽ tăng 2% lên tới 415 triệu tấn, trong khi thương mại lúa mì dự kiến sẽ tăng nhanh gấp đôi./.

Khánh Linh (Theo UN, FAO, AFP)

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN