Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Độc đáo vũ khúc cung đình Lục cúng hoa đăng

Thứ Ba, 20/08/2024 15:22 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN) - Múa Lục cúng hoa đăng là một vũ khúc bắt nguồn từ Phật giáo được vua Minh Mạng (1820 - 1839) cho viện Hàn lâm sửa chữa vũ khúc này để biểu diễn trong các ngày lễ Vạn thọ, Thánh thọ, Tiên thọ và lễ cúng mụ của triều đình. Tên gọi Lục cúng hoa đăng chính thức có từ thời ấy.

Vũ khúc cung đình Lục cúng hoa đăng có 6 lần cúng, tương ứng với mỗi lần cúng là dâng lên một thứ lễ vật như: Hương, hoa, đăng, trà, quả, thực (bánh bột trộn đường). Theo tác giả Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề của cuốn sách "Những đại lễ và vũ khúc vua chúa Việt Nam", Lục Cúng hoa Đăng có từ thời cổ do các vị sư Ấn Độ truyền vào nước ta và được biểu diễn ở các chùa lớn thuộc hạt Thuận Thành, Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Thường Tín… Nơi thờ Phật Tứ Pháp gồm: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Diện. Đây là 4 vị Phật giúp cho dân có được mùa lúa tốt. Nghi thức múa Lục cúng hoa đăng tại các chùa ngày xưa do hai vị tăng mặc áo cà sa màu vàng, đầu đội mũ thất Phật trình diễn. Khi múa, hai vị sư chỉ cử động hai cổ tay để kiết ấn, xả ấn, hai bàn chân khẻ rê đi dàn ra theo hình chữ "nhật" (lúc dâng hương), hình liên hoa 4 cánh (lúc dâng hoa), hình chữ "á" (lúc dâng đăng), hình chữ "thủy" (lúc dâng trà), hình chữ "vạn" (lúc dâng quả) và hình chữ "điền" (lúc dâng thực). Về sau, các vị tăng không còn múa nữa mà lại dùng 4 hoặc 8 em nhỏ hóa trang thành Kim Đồng, Ngọc Nữ múa thay. Các em này đầu đội mũ trang kim, mặc áo màu, chân đi bít tất trắng, trên hai khuỷu tay có vắt một mảnh lụa màu vàng nhạt, lúc múa thỉnh thoảng lại tung mảnh lụa lên. Ứng với 6 lần múa có 6 khúc hát, điệu hát ngân nga, du dương, trầm tĩnh. Dứt một khúc hát nhạc công gõ vào não bạt và đánh trống đỗ hồi.

Dưới đây là một số hình ảnh múa Lục cúng hoa đăng:

 Trong quá trình phát triển, múa Lục cúng hoa đăng biến thành một điệu múa có số đông người múa.
 Đây là loại múa hình tượng, có sử dụng các yếu tố xiếc.
 Thủ pháp biểu hiện và những hình tượng dùng để thể hiện nội dung lời hát bằng cách xếp chồng người; 3 người đứng thành hàng ngang, gác tay lên vai nhau và dang tay ở hai đầu hàng ngang.
 Các thế tay được kết hợp với các thế chân và động tác chân. 
Người đứng giữa làm trụ, cõng người thứ tư trên vai. Người thứ sáu ngồi trên những cánh tay gác lên vai những người đứng dưới. Tất cả đều cầm đèn.        
 Thời nhà Nguyễn, trong các điệu múa nghi lễ thì có điệu múa Lục cúng hoa đăng. Đây là điệu múa mang đậm tính triết lý của phương Đông bởi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các động tác múa, sự di chuyển đội hình theo các tuyến, ngang, dọc, xéo cộng với việc tạo hình tượng theo hình khối làm nên nét đặc trưng riêng biệt.
 Theo sách "Những đại lễ và vũ khúc vua chúa Việt Nam", đến đời Minh Mạng (1820 - 1839), Vua sai viện Hàn lâm sửa chữa vũ khúc này để biểu diễn trong các ngày lễ Vạn thọ, Thánh thọ, Tiên thọ và lễ cúng mụ của triều đình. Tên gọi Lục cúng hoa đăng chính thức có từ thời ấy. 
  Ở Phật giáo, Lục cúng hoa đăng chỉ được trình diễn ở những hoàn cảnh đặc biệt như: Trong các lễ lạc thành, an vị hay lễ hội, vía Phật…
 Biểu diễn vũ khúc này còn có ý nghĩa hoàn mãn, vui mừng, chúc mọi người còn sống được thái bình, hạnh phúc, an lạc…
Hoàng Oanh - Đình Hoàng

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN