Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Điện Biên đổi thay từng ngày

Thứ Sáu, 19/08/2016 10:28 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN)- Gần 14 năm thành lập và đi vào hoạt động, tổng dư nợ của NHCSXH tỉnh Điện Biên đến nay đạt gần 2.100 tỷ đồng, giúp cho trên 256 nghìn lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn để SXKD, thu hút tạo việc làm cho trên 80 nghìn lượt lao động, giúp gần 15 nghìn HSSV được vay vốn đi học, xây dựng 5.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, 13 nghìn ngôi nhà ở cho hộ nghèo...

Có thể nói, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, kịp thời hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu của người dân ổn định đời sống sinh hoạt (ăn ở, đi lại, học hành...), đặc biệt là tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Nguồn vốn ưu đãi đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 3% - 4%, trật tự xã hội được duy trì, quốc phòng an ninh và biên giới chủ quyền quốc gia được giữ vững, niềm tin của nhân dân các dân tộc anh em đối với Đảng, Nhà nước ngày càng được củng cố.

Dưới đây là một số hình ảnh chúng tôi ghi nhận từ thực tiễn triển khai tín dụng chính sách nơi vùng đất lịch sử và cách mạng vùng cao Tây Bắc này.

Để khai thác và quản lý nguồn vốn vốn vay hiệu quả có phần đóng góp của các thành viên Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn Bản Nà Khoa 2, xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ

Mỗi lần Tổ tiết kiệm và vay vốn sinh hoạt, bà con luôn tham gia nhiệt tình, cùng bình xét vay vốn và đoàn kết, tương trợ cùng giúp đỡ lẫn nhau

Cán bộ NHCSXH các huyện của tỉnh Điện Biên chuẩn bị kỹ lưỡng các phương tiện thiết bị trước khi đi giao dịch tại xã

Bà con đến giao dịch với NHCSXH tại các Điểm giao dịch xã

“Mỗi ngày giao dịch của NHCSXH diễn ra sôi động như một ngày hội. Không những thế còn tạo ra hoạt động có ý nghĩa, góp phần xây dựng phong trào đoàn thể. Hoạt động nhận ủy thác tín dụng chính sách đã trở thành hoạt động chính của các hội, đoàn thể ở địa phương”, ông Ma Văn Chiến - Chủ tịch UBND xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ cho biết

Đồng vốn ưu đãi đã được người nghèo sử dụng đúng mục đích, hiệu quả (Trong hình là gia đình anh Giàng Quán Tề, dân tộc Mông ở Bản Huổi Ngan, xã Nà Khoa vay 50 triệu đồng từ chương trình tín dụng hộ cận nghèo để đầu tư nuôi dê, nay đã có “khối tài sản” hơn 100 con dê)

Cùng ở xã Nà Khoa có gia đình ông bà Lý Văn Tên năm 2013 NHCSXH cho vay 30 triệu đồng hộ nghèo mua trâu sinh sản

Ngoài ra, ông Lý Văn Tên còn đào ao tới 300m2 để thả cá trắm, rô phi, chép tăng thêm thu nhập cho gia đình

Còn ở thôn 7B, xã Pom Lót, huyện Điện Biên có gia đình ông bà Đặng Văn Sỹ, Nguyễn Thị Tươi vay 30 triệu đồng hộ cận nghèo trồng 120 trụ thanh long ruột đỏ, cũng cho thu nhập kha khá, hàng trăm triệu đồng mỗi năm

Ông bà Đặng Văn Sỹ cho biết: “Hiện nay gia đình đang hướng dẫn cho các hộ nghèo trong xã về kỹ thuật trồng thanh long, chúng tôi mong muốn sẽ nhân rộng mô hình trồng thanh long ruột đỏ ra toàn xã và các vùng lân cận”

Đến những huyện nghèo 30a như Nậm Pồ chúng tôi mới thấu hiểu hết được sự vất vả, khó khăn của các cán bộ NHCSXH đang thực hiện nhiệm vụ cao cả, đáng tự hào đó là hàng ngày phải trèo đèo lội suối, đi bộ hàng chục cây số, vượt qua bao nhiêu những khó khăn về đường sá lầy lội để “mang tiền Chính phủ cho bản làng vay đủ”, giúp dân thoát nghèo

Các cán bộ NHCSXH ở huyện nghèo 30a Nậm Pồ (Điện Biên) một ngày xuống cơ sở thăm, kiểm tra hộ vay vốn. Cho dù thời tiết khắc nghiệt, giờ làm việc đã quá trưa nhưng các cán bộ NHCSXH vẫn tận tâm, nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ cùng bà con. Nhờ đó mà đồng vốn ưu đãi đã sinh lời, cuộc sống của đồng bào DTTS đã khác trước rất nhiều

 

Tuấn Ngọc

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN