Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Để người bệnh HIV... không còn tuyệt vọng!

Thứ Năm, 27/07/2023 10:23 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon
00:00 / 00:00

(ĐCSVN)- Trong những năm gần đây, ở Kiên Giang nhóm nguy cơ lây nhiễm HIV chiếm tỷ lệ cao nhất đang “rơi” vào nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), với tỷ lệ nhiễm HIV từ 11,3% lên 14,7% qua giám sát trọng điểm từ 2015-2020. Năm 2022 có xu hướng giảm nhưng tỷ lệ vẫn cao là 11,3%. Tuy nhiên, việc tiếp cận nhóm MSM rất khó.

Theo bác sĩ Võ Thị Lợt, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Kiên Giang cho hay, đối tượng dễ bị nhiễm và tỉ lệ nhiễm cao là nhóm có quan hệ tình dục đồng giới, người nghiện chích ma túy, người mua bán dâm. Qua thống kê cho thấy, đối tượng dễ bị nhiễm và tỉ lệ nhiễm cao là nhóm có quan hệ tình dục đồng giới, người nghiện chích ma túy, người mua bán dâm. Qua thống kê cho thấy số  người bị nhiễm HIV do lây qua đường tình dục 81,7% (năm 2022 phát hiện chủ yếu do lây qua đường tình dục 97,9%).

Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ đồng tính gia tăng từ năm 2013, năm 2015 đến 2020 tăng mạnh (11,3% lên 14,7%); năm 2022 có xu hướng giảm nhưng tỷ lệ vẫn cao là 11,3% 

Theo bác sĩ Giang Văn Tiên, Khoa Phòng, chống HIV/AIDS, CDC tỉnh Kiên Giang, Dự án tăng cường hỗ trợ kỹ thuật phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam (dự án EPIC) đã giúp tỉnh Kiên Giang triển khai các hoạt động đáp ứng y tế công cộng và giám sát ca bệnh, tăng cường tìm ca bệnh HIV, chú trọng trong nhóm MSM.

“Theo ghi nhận giám sát ca bệnh gần đây, trong số ca nhiễm HIV mới, các trường hợp nhóm MSM chiếm khoảng 50%. Các ca nhiễm HIV trong nhóm MSM cũng trẻ hóa, có xu hướng tăng trong nhóm 16-25 tuổi. Riêng tại các địa phương triển khai dự án EPIC là Rạch Giá, Châu Thành và Phú Quốc, số ca nhiễm HIV là MSM chiếm 59% các ca nhiễm mới”, bác sĩ Giang Văn Tiên cho hay.

 Điều trị dự phòng PrEP sẽ ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm MSM. Ảnh minh họa: DG

Mở rộng triển khai PrEP để ngăn ngừa lây nhiễm HIV ở nhóm MSM

Anh Danh Tùng - Trưởng nhóm CBO The Sun (Tổ chức dựa vào cộng đồng) ở TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang cho biết Kiên Giang có 3 chợ tình chính: Chợ tình Bãi Dương, chợ tình tại quảng trường Trần Quang Khải và chợ tình tại Bệnh viện Lao Phổi tỉnh. Hiện giờ số nhiễm HIV là MSM chiếm khá cao với đủ thành phần: Nhân viên phục vụ quán ăn, kinh doanh, cán bộ, bác sĩ, đặc biệt, có cả những em nhỏ mới 14-15 tuổi. Để tiếp cận các bạn trẻ trong nhóm MSM, ngoài tiếp cận qua app BlueD, các CBO còn xuống chợ tình để gặp trực tiếp các đối tượng. Không mang danh là tiếp cận viên đi tư vấn hay xét nghiệm, các CBO đến với chợ tình bằng tâm thế đi tìm kiếm bạn tình, mang theo sinh phẩm xét nghiệm, bao cao su, gel bôi trơn...

“Chúng tôi bắt chuyện xem đối tượng bao nhiêu tuổi, có sử dụng biện pháp tình dục an toàn không, có nhiều bạn tình chưa, đã bao giờ uống PrEP chưa. Trường hợp nào chưa biết về PrEP, chúng tôi sẽ biết bạn này đang thiếu kiến thức, chưa hiểu gì về lây nhiễm HIV. Dần dần lân la, chúng tôi mới giới thiệu về PrEP, xét nghiệm HIV, về thuốc điều trị ARV, tặng gel, tặng bao cao su... Trước khi rời đi, chúng tôi gửi danh thiếp cho các bạn nếu cần liên lạc tư vấn. Vài ngày sau, chúng tôi quay lại tiếp tục bắt chuyện với các bạn này để tiếp tục tư vấn cho các bạn tin tưởng mình. Trung bình tiếp cận khoảng 10 bạn thì chúng tôi hỗ trợ được cho 5-6 bạn đi xét nghiệm”, Danh Tùng kể.

Bác sĩ Võ Thị Lợt chia sẻ thêm, các đồng đẳng viên là cánh tay nối dài của cán bộ y tế trong việc tiếp cận những đối tượng này để chia sẻ kiến thức về nguy cơ lây nhiễm HIV. Đến nay, tỉnh Kiên Giang đã xây dựng lực lượng truyền thông viên đồng đẳng/tiếp cận cộng đồng các nhóm: 69 người, trong đó có 7 người nhiễm HIV tham gia làm đồng đẳng viên. Công tác can thiệp giảm tác hại được duy trì thực hiện, tập trung cho nhóm người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV cao. Nhờ có sự hỗ trợ này, chúng tôi đã tiếp cận được 819 người nghiện chích ma túy, 566 phụ nữ bán dâm, 895 nam quan hệ tình dục đồng giới, 788 vợ/chồng/bạn tình của người nhiễm HIV; cấp phát miễn phí 76.600 bơm kim tiêm, 50.619 bao cao su, 21.582 chất bôi trơn.

Theo ThS. BS Cao Kim Thoa - Phó Trưởng Phòng Dự phòng lây nhiễm HIV, Cục Phòng chống HIV/AIDS. Ảnh: Đức Duy 

Theo ThS. BS Cao Kim Thoa - Phó Trưởng Phòng Dự phòng lây nhiễm HIV, Cục Phòng chống HIV/AIDS điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) là một phương pháp dự phòng rất hiệu quả giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV lên đến 90%, nếu được sử dụng hàng ngày theo chiến lược phòng ngừa HIV kết hợp. Trong bối cảnh phát hiện người nhiễm HIV mới đang gia tăng ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM) ở nước ta, việc mở rộng triển khai PrEP sẽ tác động hiệu quả đến việc ngăn ngừa lây nhiễm HIV ở nhóm quần thể đích này.

Tại Việt Nam, dịch vụ PrEP bắt đầu được triển khai tại TP. Hồ Chí Minh từ tháng 3/2017. Đến cuối năm 2022, đã có 210 cơ sở PrEP triển khai cung cấp dịch vụ PrEP (nhà nước và tư nhân) tại 29 tỉnh, thành phố.

Số khách hàng được tiếp cận với dịch vụ PrEP ít nhất 1 lần trong kỳ báo cáo là 40.020 khách hàng (đạt 88,9% so với chỉ tiêu 45.000 khách hàng vào năm 2022); số khách hàng duy trì điều trị PrEP trên 3 tháng liên tiếp đạt 69,6%; 80,4% số khách hàng PrEP là MSM./.

Việt Anh, Thu Hằng, Đỗ Thoa

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN