Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Chuỗi tọa đàm giới thiệu Văn hóa Trà Việt 2024

Thứ Năm, 22/08/2024 19:27 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon
00:00 / 00:00

(ĐCSVN) - Văn hóa thưởng trà như một dòng chảy xuyên suốt từ xưa đến nay và thấm đẫm vào cuộc sống, tâm hồn của những con người Việt. Trà đã được bắt nguồn, gắn liền và có sức sống mãnh liệt như cuộc sống của những con người Việt trong quá trình lâu dài của hàng nghìn năm lịch sử.

Mời trà khách đến nhà là nét đẹp văn hóa của người Việt từ xưa đến nay. (Ảnh: PV) 

Văn hóa thưởng trà tuy đã có nhiều thay đổi theo thời gian, nhưng, nghệ thuật thưởng thức trà của người Việt vẫn mang những nét đẹp riêng và phản ánh được những phong tục, tính cách của người Việt. Việc uống trà không đơn giản là chỉ để giải khát, để giữ gìn sức khỏe mà uống trà còn để thể hiện nét văn hóa, một thú chơi tao nhã của những người đã nếm trải mọi sự và thấy trong chén trà vị đắng cay ngọt bùi đầy đủ của cuộc đời...

 Pha trà mời khách là nét đẹp văn hóa Việt (Ảnh: HNV)

Trên tinh thần giới thiệu để lan tỏa hơn nữa nét đẹp của văn hóa trà Việt, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực (VHAT) Việt Nam với sứ mệnh định hướng truy tầm, khám phá, phục dựng và phát huy giá trị VHAT, đặc biệt chú trọng đến VHAT truyền thống để biến tấu phù hợp với sự tiếp cận giao hòa với thế giới, thiết thực góp phần nâng tầm nền VHAT Việt Nam lên tầm cao mới, cùng với mục tiêu xây dựng Hiệp hội ngày một lớn mạnh, hoạt động một cách khoa học, có chiều sâu, phát triển bền vững, lan tỏa và có tầm ảnh hưởng nhất định không những trong nước mà còn đối với các nước trên thế giới. Trong nửa cuối năm 2024, Hiệp hội dự kiến tổ chức một loạt các tọa đàm giới thiệu về Văn hóa Trà Việt.

 Trà shan tuyết cổ thụ ở Bản Bẹ, Tà Xùa, Sơn La (Ảnh: PV)

Theo Hiệp hội, bảo tồn và lan tỏa về Văn hóa Trà Việt đến công chúng cả trong nước và quốc tế chính là cách mang lại những kiến thức, thông tin và giá trị, ứng dụng thực tiễn cho người nghe, đặc biệt là các khán giả trẻ, góp phần phát triển sản phẩm trà của Việt Nam ra thế giới. Đồng thời, cũng qua đó kích cầu du lịch và kinh tế với những chủ đề về điểm đến và ứng dụng của trà Việt; theo đó, Hiệp hội sẽ tổ chức các buổi tọa đàm, workshop mang phong cách chuyên nghiệp, gần gũi và chia sẽ hữu ích của các diễn giả, chuyên gia, khách mời là chủ các doanh nghiệp xoay quanh câu chuyện về trà Việt, tạo ra các nơi gặp gỡ giao lưu, chia sẻ của diễn giả và khách mời là các nhà nghiên cứu, nghệ nhân, chủ doanh nghiệp thuộc lĩnh vực văn hóa trà và sản phẩm trà cùng các bạn sinh viên trong ngành du lịch - nhà hàng - khách sạn.

Cụ thể, dự kiến, sẽ có các tọa đàm “Văn minh trà Việt trong phát triển kinh tế - du lịch” (dự kiến ngày 26/8/2024); Lan tỏa Văn hóa trà Việt ra toàn cầu giới thiệu trà và Điểm đến Văn hóa du lịch (dự kiến trong tháng 9/2024); Trà Việt và công dụng của trà (dự kiến trong tháng 10/2024); Trà Việt và bánh Âu (dự kiến trong tháng 10/2024); Thưởng trà đạo (Nghi lễ ngày Tết, dự kiến tháng 11 - 12/2024). Dự kiến trong các tọa đàm này cũng sẽ tiến hành livestream để thu hút sự theo dõi của đông đảo người yêu trà khắp trong và ngoài nước./.

Hà Anh

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN