Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Chống xâm ngập mặn: Biết “ bệnh” mà liệu “thuốc” !

Thứ Tư, 30/03/2016 16:26 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN) - Toàn bộ 13 tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi xâm nhập mặn kéo dài. Dự báo, tháng 4 này, tình trạng xâm ngập mặn sẽ ở mức đỉnh điểm. Điều đó có nghĩa là số hộ gia đình không có thu nhập có thể nhiều hơn hiện nay (với gần 300.000)? Trách " ông giời", nhưng cũng nên “soi” lại mình!


Tình trạng xâm ngập mặn làm nhiều cánh đồng lúa  ở đồng bằng sông Cửu Long nứt nẻ.(Ảnh: Ngọc Trinh) 

Theo nhận định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do tác động của El Nino, lượng mưa trong khu vực giảm mạnh khoảng 20-30% so với trung bình nhiều năm, trong khi đó, lượng nước sông Me Kong về Việt Nam giảm 50%, dẫn đến tình trạng mặn lấn sâu vào đất liền đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều nơi, nước mặn vào sâu đất liền tới 70-90 km, sâu hơn trung bình nhiều năm từ 15-20 km.

Tình trạng xâm ngập mặn kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, đời sống dân sinh của 13 tỉnh, thành phố. Dù chưa phải là con số cuối cùng, nhưng theo thông kê mới đây, thì đã có gần 300.000 hộ gia đình trong tháng qua không có thu nhập, mà mỗi hộ trung bình có 5 người, tức là 1,5 triệu người không có thu nhập từ cây lúa.

Dù đã nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước, nhưng hạn hán, xâm ngập mặn kéo dài, với phạm vi ảnh hưởng rộng đã làm cho bao gia đình nông dân vốn nghèo túng nay lại bi đái hơn.

Có lẽ biết “ông giời’ vốn hay khắc nghiệt, 13 tỉnh, thành phố của Đồng bằng sông Cửu Long đều có kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến năm 2050.

Kế hoạch ứng phó đã có, nhưng thiệt hại vẫn xảy ra quá sức tưởng tượng. Công tác ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn vẫn thiếu chủ động, chưa lường hết được sự khốc liệt, mọi giải pháp thực hiện còn mang tính tình thế,...

Lúa chết trắng đồng, ruộng nứt nẻ, con người gần như cạn khô nước mắt... Vẫn biết là tại “ ông giời”, nhưng có lẽ các cơ quan quản lý, các cấp chính quyền địa phương và mỗi người dân cần suy ngẫm, bên cạnh những giải pháp cấp bách, phải tính đến những giải pháp lâu dài, hiệu quả để ứng phó với tình trạng thiên tai hết sức khốc liệt này,.

Đặc điểm tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long có gần một nửa diện tích bị ngập lũ từ 3-4 tháng mỗi năm, nên việc bảo vệ tài nguyên nước là nhiệm vụ hàng đầu trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đi liền với kế hoạch bảo vệ tài nguyên nước, thì cần hạn chế tối đa hoặc nói "không" với việc phát triển hồ chứa nước, đập thủy điện ở đầu nguồn sông Mekong để đảm bảo nguồn nước và lượng phù sa chảy về đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn của cả nước, nhưng  gieo cấy gần như phụ thuộc tất cả vào nguồn nước nước tự nhiên, nên dễ bị phụ thuộc trước tình trạng biến đổi khí hậu. Để thích ứng với điều kiện tự nhiên cũng như hạn chế được thiệt hại do thiên tai, giải pháp cần tính đến là xem xét, điều chỉnh diện tích trồng lúa để chuyển sang nuôi tôm, cá...

Kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu rất nhiều, nhưng mỗi địa phương, vùng, miền cần có kịch bản riêng giống như biết “ bệnh”  mà liệu “ thuốc” sớm./.

Đăng Dương

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN