Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Cảnh báo tình trạng sản phẩm bánh xe đạp bằng nhôm giả xuất xứ Việt Nam xuất sang thị trường EU

Thứ Năm, 22/12/2022 08:32 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN) - Từ năm 2010, Ủy ban Châu Âu (EU) đã ra phán quyết quyết định áp đặt thuế chống phá giá đối với sản phẩm bánh xe đạp bằng nhôm có xuất xứ từ Trung Quốc, với mức thuế quan là 22,3% giá ròng tự do tại biên giới Liên minh Châu Âu. Việc này đã tạo ra thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội xuất khẩu mặt hàng này vào EU, nhưng cũng cảnh báo nguy cơ lợi hàng hóa cùng chủng loại của Trung Quốc dán mác xuất xứ Việt Nam để vào thị trường EU.

 sản phẩm bánh xe đạp bằng nhôm (ảnh minh họa)

Qua theo dõi thấy rằng, Từ năm 2020 đến nay, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm bánh xe đạp bằng nhôm của Trung Quốc xuất khẩu sang EU giao động trong khoảng từ 7,8 triệu Euro (đạt vào tháng 2 năm 2021) đến 16 triệu Euro (đạt vào tháng 9 năm 2022), rồi có dấu hiệu chững lại.

 

Trong khi đó, cùng mặt hàng này, nhưng Việt Nam có kim ngạch xuất sang EU thấp hơn nhiều so với Trung Quốc. Mặc dù vậy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đối với mặt hàng này sang EU lại có dấu hiệu tăng trưởng vào nửa cuối của năm 2022.

 

Việc kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đối với mặt hàng bánh xe đạp bằng nhôm sang EU là một dấu hiệu rất đáng mừng. Tuy nhiên, cũng cảnh báo nguy cơ một số doanh nghiệp lợi dụng tình hình nhằm trà trộn hàng hóa cùng chủng loại của Trung Quốc dán mác xuất xứ Việt Nam để vào thị trường EU.

Nếu điều này xảy ra thì đó là hành vi thay đổi nguồn gốc hàng hóa để được hưởng thuế suất thấp nhằm lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại của EU, gây ảnh hưởng bất lợi cho việc sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này có xuất xứ của Việt Nam vào thì trường EU.

Cục Phòng vệ thương mại tiếp tục khuyến nghị các doanh nghiệp không tham gia, tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp. Chủ động hoàn thiện hệ thống quản lý, số liệu để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về thông tin, đồng thời cần hợp tác tối đa với của cơ quan liên quan tại nước nhập khẩu trong các vụ việc điều tra.

Khi phát hiện các dấu hiệu vi phạm, doanh nghiệp cần chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra, ngăn chặn, tránh để hành vi của một vài doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính. Nếu không, nước nhập khẩu sẽ áp dụng chế tài "trừng phạt" rất nặng, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp sẽ "mất" toàn bộ thị trường xuất khẩu liên quan.

Thực tiễn cho thấy sự phối hợp, cung cấp thông tin của các doanh nghiệp đóng vai trò quyết định để đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp, ngành sản xuất trong nước./.

TQ

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN