Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Cần xử lý nghiêm những kẻ tung tin đồn thất thiệt gây hại cho nông dân

Thứ Ba, 12/04/2016 17:14 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN) - Gần đây, trên một số trang tin điện tử, mạng xã hội xuất hiện tin đồn những sản phẩm chế biến từ đậu nành, tinh chất mầm đậu nành có nguy cơ gây ung thư đã gây hoang mang cho người dân, ảnh hưởng rất lớn đến các địa phương sản xuất đậu nành.

Là địa phương trực tiếp bị ảnh hưởng bởi thông tin xấu về đậu nành, ông Nguyễn Thành Tuấn, Chủ tịch UBND thị trấn Khoái Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên cho biết: “Thông tin chưa chính xác, thế mà họ cứ đưa lên mạng, ảnh hưởng rất lớn đến nông dân chúng tôi. Người trồng đậu nành đã bị ảnh hưởng, nhưng xã An Vĩ của huyện tôi còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn nữa vì nơi đây có nghề làm đậu phụ truyền thống, với cái thông tin dùng sản phẩm đậu nành gây ung thư thì ai còn dám ăn đậu phụ An Vĩ nữa. Thông tin tai ác quá, cuối cùng chỉ làm khổ người nông dân...”

Đáng nói, đây không phải lần đầu xuất hiện những thông tin thất thiệt theo dạng “tin đồn” phát tán trong xã hội một cách thiếu căn cứ kiểm chứng.

Chúng ta còn nhớ, tháng 5/2015 nông dân trồng mít tại xã Phú Ngọc, huyện Định Quán (Đồng Nai) từng khốn đốn đủ đường khi giá mít rớt giá thảm hại xuống 500 đồng/kg chỉ vì tin đồn mít bị “chích thuốc”. Vì tin đồn, nhiều người tiêu dùng đã tẩy chay, “nói không” với mít, hậu quả hàng trăm tấn mít bỏ thối, gây thiệt hại nặng nề cho người trồng mít địa phương.

Còn nữa, tháng 6/2014, giá khoai lang ở các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long liên tục giảm mạnh từ 800.000 - 840.000 đồng/tạ xuống còn 350.000 - 370.000 đồng/tạ khiến nông dân như... ngồi trên lửa. Nguyên nhân chính được xác định do có tin đồn thất thiệt: Cửa khẩu biên giới phía bắc “bị đóng”. Mặc dù khi đó UBND tỉnh Lạng Sơn đã khẳng định, cửa khẩu Hữu Nghị vẫn hoạt động bình thường, nhưng những lời đồn vô căn cứ nói trên vẫn khiến giá khoai lang tại thời điểm đó không thể "ngóc đầu" lên được.

Vào đầu tháng 2/2013, bỗng rộ lên tin đồn ăn ngô (bắp) bị ung thư do bắp nguyên liệu ở các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang chứa kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật nhóm clor hữu cơ. Sau tin đồn này, người tiêu dùng quay lưng với bắp, giá bắp nguyên liệu giảm thê thảm, nông dân gặp nhiều khó khăn, nhất là những hộ thuê đất trồng bắp lại càng thua lỗ nặng. Theo tính toán của người trồng bắp, trước đó mỗi công bà con cũng thu được từ 7- 8 triệu đồng, nông dân lời chắc từ 3-4 triệu đồng. Nhưng do tin đồn ác ý, một công bắp chỉ bán được khoảng 3 triệu đồng. Giá rẻ cũng không bán được vì thương lái quay lưng với mặt hàng này. Mặc dù tại thời điểm đó, Bộ Y tế đã “giải oan” cho trái bắp nhưng bà con trồng bắp vẫn khốn đốn trước hiện tượng giá bắp đi xuống.

Trong tất cả các loại nông sản, bắp có lẽ là nông sản bị "dính" nhiều tin đồn nhất. Ngoài tin đồn ăn bắp bị ung thư, trái bắp còn bị đồn dùng pin kẽm, muối diêm, rồi bột thông cống để luộc bắp nhằm tạo màu và giữ cho bắp lâu hỏng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Ngoài những trường hợp trên, còn rất nhiều thông tin thất thiệt khác, như dưa hấu ế ẩm vì tin đồn sử dụng hóa chất từ Trung Quốc; ăn chuối, bưởi gây ung thư khiến nông dân trồng bưởi ở tỉnh Tiền Giang bị thiệt hại hàng trăm tỉ đồng. Sau đó, tin đồn tai hại đã được cải chính, nhưng “chờ được vạ thì má đã sưng”, thị trường bưởi phục hồi rất chậm, người nông dân rớt nước mắt vì những mùa bưởi thất thu một cách oan uổng.


Dưa hấu ế ẩm phải đổ cho trâu bò ăn vì tin đồn sử dụng hóa chất từ Trung Quốc. Ảnh: thanhnien.vn

Có thể nói, chưa bao giờ công nghệ thông tin lại phát triển nhanh chóng và mang lại nhiều tiện ích cho con người như hiện nay. Chỉ cần ngồi ở nhà chúng ta có thể làm việc, mua sắm, trò chuyện, tiếp xúc với mọi người rất nhanh chóng thuận lợi mà không cần phải gặp mặt trực tiếp, hay các sự kiện diễn ra trên khắp thế giới được cập nhật từ giây, từng phút.

Tuy nhiên, những hệ lụy xấu, tiêu cực do thông tin không chính xác gây ra cũng không nhỏ. Nó tác động tiêu cực, trực diện trở lại đối với chính con người và toàn  
xã hội, bởi nó đang là môi trường “lý tưởng” cho những tin đồn thất thiệt xuất hiện và tác oai tác quái. Chỉ từ những thông tin vu vơ trên mạng xã hội, hay đơn thuần chỉ là những tin “đồn nhảm” mà hàng trăm hộ nông dân phải trắng tay, phá sản, phải rơi nước mắt trong nợ nần vì nông sản rớt giá, ế ẩm, thậm chí vứt đi vì không có người mua….

Về chế tài xử lý, Nhà nước ta có khá nhiều văn bản xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý thông tin điện tử trên Internet. Ngoài các luật về công nghệ thông tin  giao dịch điện tử, Chính phủ còn ban hành nhiều nghị định, như Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13-11-2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông…

Cũng liên quan đến lĩnh vực này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Thông tư số 09/TT-BTTTT ngày 19/8/2014 quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội. Tuy nhiên, việc kiểm soát và xử lý những kẻ tung tin xấu, tin đồn thất thiệt thông qua mạng xã hội vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc, kém hiệu quả, thậm chí có nơi còn buông lỏng, xem nhẹ vấn đề này nên các hệ lụy tiêu cực cho xã hội ngày càng lớn.

Mặt khác, trong việc này rõ ràng có lỗi của một bộ phận đơn vị thông tin truyền thông, việc dễ dãi, cẩu thả, thiếu kiểm chứng trong thông tin dựa vào các nguồn tin thiếu tin cậy, vô tình đang tiếp tay cho vấn nạn tin đồn thất thiệt hoành hành phát triển.

Thiết nghĩ, để ngăn chặn tình trạng thông tin thất thiệt lan truyền trên mạng xã hội, các cơ quan quản lý cần có các biện pháp nghiêm khắc, kiên quyết hơn. Một trong những biện pháp quan trọng là cần công khai, minh bạch, kịp thời những thông tin quan trọng, liên quan đến các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa  xã hội một cách rộng rãi trên cơ sở Luật Tiếp cận thông tin sắp có hiệu lực để người dân tiếp cận được những thông tin chính thống, có cơ sở và toàn diện về tình hình xã hội, đất nước. Đặc biệt, cần bổ sung chế tài xử lý, quy trách nhiệm tới cùng đối với những kẻ có hành vi tung tin đồn thất thiệt, xử lý nghiêm tận gốc những những tin đồn thất thiệt gây thiệt hại cho cộng đồng, nhất là người nông dân. Một số trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng có thể quy trách nhiệm hình sự, nhằm tăng tính nghiêm minh, răn đe của của hệ thống luật pháp nhà nước trong vai trò điều chỉnh các hành vi sai trái của xã hội. Đồng thời có biện pháp chấn chỉnh, quản lý chặt chẽ hơn những cơ quan thông tin truyền thông tiếp tay cho những tin đồn phát tán gây hậu quả xấu cho kinh tế, văn hóa, xã hội.../.

Là địa phương trực tiếp bị ảnh hưởng bởi thông tin xấu về đậu nành, ông Nguyễn Thành Tuấn, Chủ tịch UBND thị trấn Khoái Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên cho biết: “Thông tin chưa chính xác, thế mà họ cứ đưa lên mạng, ảnh hưởng rất lớn đến nông dân chúng tôi. Người trồng đậu nành đã bị ảnh hưởng, nhưng xã An Vĩ của huyện tôi còn ảnh hưởng nặng nề hơn nữa vì nơi đây đã có nghề làm đậu phụ truyền thống, mà tiếng tăm của đậu phụ An Vĩ đã nổi tiếng tại miền Bắc. Bây giờ có cái thông tin dùng sản phẩm đậu nành gây ung thư thì ai còn dám ăn đậu pjụ An Vĩ nữa. Thông tin tai ác quá, cuối cùng chỉ làm khổ người nông dân...”

Đáng nói, đây không phải lần đầu xuất hiện những thông tin thất thiệt theo dạng “tin đồn” phát tán trong xã hội một cách thiếu căn cứ kiểm chứng.

Chúng ta còn nhớ, tháng 5/2015 nông dân trồng mít tại xã Phú Ngọc, huyện Định Quán (Đồng Nai) từng khốn đốn đủ đường khi giá mít rớt giá thảm hại xuống 500 đồng/kg chỉ vì tin đồn mít bị “chích thuốc”. Vì tin đồn, nhiều người tiêu dùng đã tẩy chay, “nói không” với mít, hậu quả hàng trăm tấn mít bỏ thối, gây thiệt hại nặng nề cho người trồng mít địa phương.

Còn nữa, tháng 6/2014, giá khoai lang ở các địa phương vùng ĐBSCL liên tục giảm mạnh từ 800.000 - 840.000 đồng/tạ xuống còn 350.000 - 370.000 đồng/tạ khiến nông dân như... ngồi trên lửa. Nguyên nhân chính được xác định do có tin đồn thất thiệt: Cửa khẩu biên giới phía bắc “bị đóng”. Mặc dù khi đó UBND tỉnh Lạng Sơn đã khẳng định, cửa khẩu Hữu Nghị vẫn hoạt động bình thường, nhưng những lời đồn vô căn cứ nói trên vẫn khiến giá khoai lang tại thời điểm đó không thể "ngóc đầu" lên được.

Vào đầu tháng 2/2013, bỗng rộ lên tin đồn ăn ngô (bắp) bị ung thư do bắp nguyên liệu ở các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang chứa kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật nhóm clor hữu cơ. Sau tin đồn này, người tiêu dùng quay lưng với bắp, giá bắp nguyên liệu giảm thê thảm, nông dân gặp nhiều khó khăn, nhất là những hộ thuê đất trồng bắp lại càng thua lỗ nặng. Theo tính toán của người trồng bắp, trước đó, mỗi công bà con cũng thu được từ 7- 8 triệu đồng, nông dân lời chắc từ 3-4 triệu đồng. Nhưng do tin đồn ác ý, một công bắp chỉ bán được khoảng 3 triệu đồng. Giá rẻ cũng không bán được vì thương lái quay lưng với mặt hàng này. Mặc dù tại thời điểm đó, Bộ Y tế đã “giải oan” cho trái bắp nhưng bà con trồng bắp vẫn khốn đốn trước hiện tượng giá bắp đi xuống.

Trong tất cả các loại nông sản, bắp có lẽ là nông sản bị "dính" nhiều tin đồn nhất. Ngoài tin đồn ăn bắp bị ung thư, trái bắp còn bị đồn dùng pin kẽm, muối diêm, rồi bột thông cống để luộc bắp nhằm tạo màu và giữ cho bắp lâu hỏng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Ngoài những trường hợp trên, còn rất nhiều thông tin thất thiệt khác, như dưa hấu ế ẩm vì tin đồn sử dụng hóa chất từ Trung Quốc; ăn chuối, bưởi gây ung thư khiến nông dân trồng bưởi ở tỉnh Tiền Giang bị thiệt hại hàng trăm tỉ đồng. Sau đó, tin đồn tai hại đã được cải chính, nhưng “chờ được vạ thì má đã sưng”, thị trường bưởi phục hồi rất chậm, người nông dân rớt nước mắt vì những mùa bưởi thất thu một cách oan uổng.

Là địa phương trực tiếp bị ảnh hưởng bởi thông tin xấu về đậu nành, ông Nguyễn Thành Tuấn, Chủ tịch UBND thị trấn Khoái Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên cho biết: “Thông tin chưa chính xác, thế mà họ cứ đưa lên mạng, ảnh hưởng rất lớn đến nông dân chúng tôi. Người trồng đậu nành đã bị ảnh hưởng, nhưng xã An Vĩ của huyện tôi còn ảnh hưởng nặng nề hơn nữa vì nơi đây đã có nghề làm đậu phụ truyền thống, mà tiếng tăm của đậu phụ An Vĩ đã nổi tiếng tại miền Bắc. Bây giờ có cái thông tin dùng sản phẩm đậu nành gây ung thư thì ai còn dám ăn đậu pjụ An Vĩ nữa. Thông tin tai ác quá, cuối cùng chỉ làm khổ người nông dân...”

Đáng nói, đây không phải lần đầu xuất hiện những thông tin thất thiệt theo dạng “tin đồn” phát tán trong xã hội một cách thiếu căn cứ kiểm chứng.

Chúng ta còn nhớ, tháng 5/2015 nông dân trồng mít tại xã Phú Ngọc, huyện Định Quán (Đồng Nai) từng khốn đốn đủ đường khi giá mít rớt giá thảm hại xuống 500 đồng/kg chỉ vì tin đồn mít bị “chích thuốc”. Vì tin đồn, nhiều người tiêu dùng đã tẩy chay, “nói không” với mít, hậu quả hàng trăm tấn mít bỏ thối, gây thiệt hại nặng nề cho người trồng mít địa phương.

Còn nữa, tháng 6/2014, giá khoai lang ở các địa phương vùng ĐBSCL liên tục giảm mạnh từ 800.000 - 840.000 đồng/tạ xuống còn 350.000 - 370.000 đồng/tạ khiến nông dân như... ngồi trên lửa. Nguyên nhân chính được xác định do có tin đồn thất thiệt: Cửa khẩu biên giới phía bắc “bị đóng”. Mặc dù khi đó UBND tỉnh Lạng Sơn đã khẳng định, cửa khẩu Hữu Nghị vẫn hoạt động bình thường, nhưng những lời đồn vô căn cứ nói trên vẫn khiến giá khoai lang tại thời điểm đó không thể "ngóc đầu" lên được.

Vào đầu tháng 2/2013, bỗng rộ lên tin đồn ăn ngô (bắp) bị ung thư do bắp nguyên liệu ở các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang chứa kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật nhóm clor hữu cơ. Sau tin đồn này, người tiêu dùng quay lưng với bắp, giá bắp nguyên liệu giảm thê thảm, nông dân gặp nhiều khó khăn, nhất là những hộ thuê đất trồng bắp lại càng thua lỗ nặng. Theo tính toán của người trồng bắp, trước đó, mỗi công bà con cũng thu được từ 7- 8 triệu đồng, nông dân lời chắc từ 3-4 triệu đồng. Nhưng do tin đồn ác ý, một công bắp chỉ bán được khoảng 3 triệu đồng. Giá rẻ cũng không bán được vì thương lái quay lưng với mặt hàng này. Mặc dù tại thời điểm đó, Bộ Y tế đã “giải oan” cho trái bắp nhưng bà con trồng bắp vẫn khốn đốn trước hiện tượng giá bắp đi xuống.

Trong tất cả các loại nông sản, bắp có lẽ là nông sản bị "dính" nhiều tin đồn nhất. Ngoài tin đồn ăn bắp bị ung thư, trái bắp còn bị đồn dùng pin kẽm, muối diêm, rồi bột thông cống để luộc bắp nhằm tạo màu và giữ cho bắp lâu hỏng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Ngoài những trường hợp trên, còn rất nhiều thông tin thất thiệt khác, như dưa hấu ế ẩm vì tin đồn sử dụng hóa chất từ Trung Quốc; ăn chuối, bưởi gây ung thư khiến nông dân trồng bưởi ở tỉnh Tiền Giang bị thiệt hại hàng trăm tỉ đồng. Sau đó, tin đồn tai hại đã được cải chính, nhưng “chờ được vạ thì má đã sưng”, thị trường bưởi phục hồi rất chậm, người nông dân rớt nước mắt vì những mùa bưởi thất thu một cách oan uổng.

Trần Quang Chiến

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN