Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

An Giang: Nỗ lực giữ gìn tiếng nói, chữ viết của dân tộc Chăm

Thứ Bảy, 09/12/2023 14:07 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN) - Là một trong những tỉnh có đông đồng bào dân tộc Chăm sinh sống, những năm qua, việc dạy và học chữ, tiếng Chăm được các tổ chức, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang đặc biệt quan tâm.

Nhằm bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào Chăm, ngoài chương trình giáo dục phổ thông chung, các thánh đường trên địa bàn tỉnh đều mở lớp dạy cho học sinh người Chăm. Việc duy trì những lớp dạy chữ Chăm là nỗ lực của cả cộng đồng trong việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết của dân tộc Chăm.

Bên cạnh việc dạy tiếng mẹ đẻ cho con em đồng bào thì nhiều lớp xóa mù chữ cũng được tổ chức cho người dân, trong đó đặc biệt chú ý đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi khó khăn.

Việc tổ chức, duy trì những lớp dạy chữ Chăm là nỗ lực của cả cộng đồng trong việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết của dân tộc Chăm. 
Từ 6 đến 15 tuổi, trẻ em dân tộc thiểu số Chăm ở An Giang được học tiếng Chăm  
 Song song với chương trình giáo dục phổ thông chung, tại thánh đường, tiểu thánh đường các em tiếp cận với tiếng Chăm.

Tiếng dân tộc thiểu số Chăm tạm phân thành 4 cấp bậc: Qidam (ráp từ chữ cái), Alphatyhah (học các bài lễ trong ngày), A’quran và Tajawid (học ngữ pháp), A’quran và Kytab (học tôn giáo).

Chi phí tại các lớp học này do cá nhân, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số Chăm tự nguyện đóng góp theo khả năng của mình, không đóng góp cũng không sao. 

 
 Mỗi lớp học tại các thánh đường thường có từ 20-25 em.

Cùng với việc dạy tiếng mẹ đẻ cho con em đồng bào thì nhiều lớp xóa mù chữ cũng được tổ chức.

Người trong độ tuổi xóa mù chữ là từ 15 đến 60 tuổi.

Thánh đường Mas Jid Khay Ri Yah ở xã Nhơn Hội, huyện An Phú - nơi tổ chức các lớp dạy tiếng Chăm cho con em đồng bào dân tộc trong vùng. 


Lam Anh

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN