Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Sự nuối tiếc của người Nam Định trước biểu tượng của ngành dệt một thời bị phá dỡ

Thứ Năm, 21/07/2016 17:05 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN) - Vùng đất Thành Nam có Nhà máy dệt - một trong những địa danh của tỉnh Nam Định được in trên tờ tiền VNĐ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay.

Nhắc đến câu thơ “Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông”, có lẽ người Việt Nam nào cũng thuộc, cũng thích và cũng nhớ đến ngay, đó là đất Thành Nam xưa, một địa danh từng gắn liền với cái tên thành phố dệt.

Thành lập năm 1898, khi ấy, Nhà máy Dệt Nam Định là nhà máy lớn nhất Đông Dương, là một cơ sở nghiên cứu về tơ lụa của toàn quyền Đông Dương. Một nhà máy tơ chạy bằng hơi nước, với 6 lò hơi được đặt ngay tại Thành phố. Năm 1900, một số tư bản Pháp trong công ty bông vải sợi Bắc Kỳ cùng với thương nhân Trung Quốc cùng kinh doanh lĩnh vực dệt vải. Sau 1954, nhà máy được chính quyền của ta tiếp quản từ tay tư bản Pháp và đổi tên thành Nhà máy Liên hợp Dệt Nam Định.

Hiện nay, một số nhà xưởng sản xuất đang được phá dỡ để nhường chỗ cho một Dự án Khu đô thị Dệt may Nam Định hiện đại, có quy mô 24,8 ha với tổng mức đầu tư trên 410 tỷ đồng, dự kiến được thực hiện trong khoảng 5 năm.

Việc di dời nơi sản xuất ra xa khu dân cư là phù hợp với môi trường sống hiện tại. Tuy nhiên, việc phá bỏ đi một công trình kiến trúc có đã hơn 100 năm tuổi thì với người dân Thành Nam không khỏi nuối tiếc khi nghĩ về quá khứ vàng son lừng lẫy một thời nhất xứ Đông Dương.

Chị Nguyễn Thị Hồng (thành phố Nam Định) cho biết: Tôi đã gắn bó với nhà máy dệt được hơn 30 năm, giờ đang bị phá đi để xây dựng dự án khu đô thị Dệt may Nam Định. Rồi đây, những tiếng còi tầm quen thuộc chỉ còn là dĩ vãng... Tôi cảm thấy bùi ngùi và hối tiếc!

Ông Minh Vụ (thành phố Nam Định) nuối tiếc: Một công trình với hơn 100 năm tuổi đã gắn liền với những người con Nam Định. Tôi cũng như bao người dân khác đang sinh sống trên mảnh đất Nam Định mong muốn được giữ lại một phần của nhà máy dệt.

Còn Bà Nguyễn Thị Mận (phường cửa Bắc, thành phố Nam Định) chia sẻ: Đây là di tích của Pháp để lại. Trước đây, tôi cũng phục vụ bên ngành ăn uống trong nhà máy dệt được 5 năm, có nhiều kỷ niệm về nhà máy. Giờ nhà máy đang bị phá đi, tôi cũng thấy tiếc. Giờ ra ngoài đường, ai cũng bàn tán xôn xao về nhà máy đang bị phá dỡ.

Dưới đây là một số hình ảnh về Nhà máy dệt Nam Định:

 

Một dãy nhà xưởng sắp bị máy công trình phá dỡ, gợi bao hoài niệm, 
cùng sự nuối tiếc cho người dân Thành Nam.

Những bức tường bong tróc lõi gạch đỏ au trăm tuổi đầy trầm mặc.

Hệ thống téc chứa và đường ống dẫn nước từ thời Pháp trong khuôn viên nhà máy dệt.
Một biểu tượng có từ thời Pháp vẫn còn được lưu giữ.

Tại Nhà bảo tàng Dệt may của Nhà máy, nhiều nguyên mẫu máy móc dệt được trưng bày phản ánh 
về lịch sử phát triển của nhà máy dệt Nam Định cũng như ngành dệt may Việt Nam nói chung.
Cũng tại bảo tàng dệt may, nhiều sản phẩm dệt may thành phẩm một thời 
được thị trường ưa chuộng được trưng bày.

Những cô thợ dệt nhà máy Dệt Nam Định xuất hiện trên tờ tiền mệnh giá 2.000 đồng 
vốn rất đỗi thân thuộc với người Việt Nam.

Khẩu pháo mà công nhân Nhà máy dệt Nam Định đã dùng chiến đấu, bắn hạ nhiều máy bay địch.
Mảnh vỡ máy bay của địch được lưu giữ trong khuôn viên Nhà máy dệt.
Những hình ảnh được lưu giữ cẩn thận được trong những lần Bác Hồ về thăm nhà máy Dệt Nam Định.


Các hạng mục, nhà xưởng Nhà máy dệt Nam Định đang trong quá trình phá dỡ.
Nhà máy dệt  cổ kính sẽ nhường chỗ cho một Dự án Khu đô thị Dệt may Nam Định hiện đại.

Trần Chiến - Thành Nam

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN