Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

(ĐCSVN) – Những ngày bão Yagi “vần vũ” nơi đất trời phía Bắc với nhiều thiệt hại đau thương cả về người và tài sản, giá trị của rừng, của “lá phổi” xanh che chắn, bảo vệ chúng ta lại được nhắc đến nhiều hơn bao giờ hết. Cũng lúc này đây, những kỷ niệm về chuyến hành trình khám phá Vườn Quốc gia Cúc Phương theo đúng nghĩa trở về với thiên nhiên của chúng tôi lại ùa về…

Cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía Nam, nằm lọt sâu trong lòng dãy núi Tam Điệp, có một mảnh đất đã trở lên vô cùng quen thuộc, thân thương, gợi lên tính hiếu kỳ cho biết bao du khách trong và ngoài nước, đó là Vườn Quốc gia Cúc Phương – Vườn Quốc gia đầu tiên của Việt Nam.

Được thành lập ngày 07/07/1962 theo Quyết định số 72-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Vườn Quốc gia Cúc Phương thuộc địa phận 03 tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình và Thanh Hoá với tổng diện tích là 22.408 ha. Với nhiều giá trị về cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng về hệ sinh thái, các giá trị văn hoá, lịch sử, từ lâu Cúc Phương đã trở thành điểm du lịch sinh thái nổi tiếng và hấp dẫn.

Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ với hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây. Đây cũng là Vườn Quốc gia đầu tiên tại Việt Nam. Cúc Phương đồng thời là một trung tâm du lịch, nơi đây liên tục được Tổ chức World Travel Awards bầu chọn và vinh danh là Vườn Quốc gia hàng đầu châu Á trong 6 năm liên tiếp 2019-2024.

Không chỉ dừng lại ở đó, Vườn Quốc gia Cúc Phương còn là một địa điểm khảo cổ. Các di vật của người tiền sử có niên đại khoảng 12.000 năm đã được phát hiện như mồ mả, rìu đá, mũi tên đá, dao bằng vỏ sò, dụng cụ xay nghiền... trong một số hang động ở đây chứng tỏ con người đã từng sinh sống tại khu vực này từ 7.000 đến 12.000 năm trước.

 

Du khách thường hay gọi địa danh này với tên gọi “rừng Cúc Phương” và phải đến khi đặt chân đến cửa rừng, mọi người mới bắt đầu “vỡ òa” cảm xúc khi được tiếp nhận nhiều thông tin tưởng như đã “hiểu”, đã “biết” về rừng nhưng lại khá mới mẻ qua lời kể của cán bộ kiểm lâm khu vực này.

Đón đoàn chúng tôi hôm đó là một cán bộ kiểm lâm còn khá trẻ, anh chia sẻ, thường mọi người hay gọi là rừng Cúc Phương, tên gọi đó không sai nhưng chưa đầy đủ. Trong thực tế, tên đầy đủ gọi về địa danh này phải là Vườn Quốc gia Cúc Phương. Với diện tích hơn 22.000 ha, Cúc Phương sở hữu hệ động, thực vật phong phú, cùng hệ thống hang động kỳ bí, tạo nên một bức tranh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ. Bên cạnh giá trị về đa dạng sinh học, Cúc Phương còn là một điểm đến du lịch sinh thái hấp dẫn, thu hút hàng trăm nghìn du khách mỗi năm. Các hoạt động như trekking, khám phá hang động, quan sát động vật hoang dã... luôn mang đến những trải nghiệm khó quên cho du khách.

Đặc biệt, với việc liên tục được vinh danh trên trường quốc tế, Cúc Phương đã trở thành một biểu tượng của du lịch bền vững và bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam. Thành công của Cúc Phương không chỉ góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam đến bạn bè quốc tế mà còn khẳng định vị thế của nước ta trong công cuộc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Dẫn chúng tôi đi sâu theo lối mòn vào rừng, trên những thảm lá dầy và dưới những hàng cây xen kẽ tầng lớp che kín cả ánh nắng chiếu xuống, người cán bộ kiểm lâm trên cho chúng tôi biết thêm một số điểm nổi bật cần khám phá của khu quần thể này.

Trước hết phải nói đến Đỉnh mây bạc - đỉnh núi cao nhất trong rừng Cúc Phương với độ cao 648m. Từ Trung tâm đi khoảng 3 km qua nhiều khu rừng già với nhiều dốc đá. Lên đến đỉnh núi, giữa mây trời du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh rừng và đồng bằng của 4 huyện thuộc 3 tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình và Thanh Hoá. Tuyến đường đến Đỉnh mây bạc dài và nhiều dốc đá. Tuyến đi này phải có hướng dẫn viên của Vườn đi cùng. Thời gian đi về khoảng 4 tiếng.

Tiếp đến là Hồ Yên Quang. Hồ có một đảo nhỏ, trên đó có một ngôi đền cổ. Mặt nước hồ là nơi hội tụ của nhiều loài chim nước. Mặt hồ nước in bóng những vách núi, rừng cây.

Sau đó là Động Phò Mã. Chặng đường đi bộ vào thăm động Phò Mã từ hồ Yên Quang số 3 dài khoảng 2 km, Du khách phải chuẩn bị giày in thế giới năm 1991 (cùng với vịnh Hạ Long, chùa Hương và Cố đô Hoa Lư). Hiện tại, tỉnh Ninh Bình vẫn tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để đề nghị UNESCO công nhận rừng Cúc Phương là di sản thiên nhiên thế giới. Trong hồ sơ đề cử hang Con Moong thuộc rừng Cúc Phương là di sản văn hóa thế giới do tỉnh Thanh Hóa chủ trì, các nhà khoa học cũng đề nghị xét mở rộng phạm vi đối tượng đề cử khác trong bối cảnh tổng thể vườn Cúc Phương.

Cũng theo chia sẻ của cán bộ kiểm lâm, khi thành lập, khu vực Cúc Phương có khoảng 5.000 người sống trong vùng lõi, hiện vẫn còn khoảng 2.000 người sống dọc theo bờ sông Bưởi bên trong vườn. Khoảng trên 50.000 dân sống ở vùng đệm của vườn, phần lớn sống phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên bên trong vườn. Lâm sản bị khai thác mạnh nhất là gỗ và củi. Việc thu hoạch ốc, nấm, măng làm thức ăn cũng như việc đi lấy thân chuối làm thức ăn gia súc diễn ra thường xuyên. Hoạt động săn bắn và bán động vật hoang đã làm suy giảm nghiêm trọng số lượng các loài thú, chim và bò sát trong vườn. Một số loài thú lớn như hổ, vượn đen má trắng đã tuyệt chủng ở Cúc Phương do sức ép từ các hoạt động săn bắn và diện tích của vườn là quá nhỏ không đáp ứng được yêu cầu bảo tồn các loài này.

Về khai thác du lịch, một lượng lớn du khách đến Cúc Phương cũng tạo khó khăn với việc quản lý. Hoạt động của vườn lại quá tập trung vào việc phát triển du lịch cũng làm giảm hiệu quả của công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Việc xây dựng các hồ nhân tạo trong vườn cũng dẫn đến một số khoảnh rừng bị phát quang và làm thay đổi chế độ thủy văn của vùng.

Nguồn: vnexpress.net 

Được biết, Hiệp hội động vật học Frankfurt cùng Bộ Lâm nghiệp Việt Nam đã thành lập Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng nguy cấp (EPRC) ở Cúc Phương năm 1993 nhằm nuôi nhốt, gây giống và nghiên cứu đối với các loài vượn, cu li và voọc của Việt Nam. EPRC nhận linh trưởng từ các cơ quan nhà nước tịch thu từ những đối tượng buôn bán trái phép động vật hoang dã để chữa trị và chăm sóc tại Trung tâm. Cúc Phương cũng là nơi triển khai Chương trình Bảo tồn thú ăn thịt và Tê tê (CPCP) và Chương trình bảo tồn rùa. Tính đến năm 2004, trại nuôi cầy vằn đã có 28 cá thể, trong số đó 20 con đã ra đời trong trại. Sáu cặp cầy vằn đã được gửi đi Anh để tạo quần thể gây giống và sáu cặp nữa sẽ được gửi sang Mỹ với cùng một dụng ý.

Dự án bảo tồn Cúc Phương (CPCP) đã được Tổ chức Bảo tồn Động Thực vật hoang dã Quốc tế thực hiện từ năm 1996 đến năm 2002. Phối hợp với các tổ chức hữu quan tại Việt Nam, FFI chương trình Việt Nam đã thực hiện dự án do World Bank và GEF tài trợ có tên gọi là "Dự án bảo tồn cảnh quan núi đá vôi Pù Luông-Cúc Phương" đã thực hiện trong giai đoạn 2002-2005 nhằm bảo vệ vùng núi đá vôi cũng như các loài hoang dã sống thông qua việc thành lập một khu bảo vệ mới, tăng cường năng lực cho các đơn vị liên quan. Dự án còn tăng cường hiện trạng bảo tồn các loài voọc mông trắng và kêu gọi, xây dựng sự ủng hộ từ cộng đồng trong công tác bảo tồn vùng núi đá vôi.

Đây chính là thông điệp mà Vườn Quốc gia Cúc Phương hướng tới trong quá trình hoạt động hiện nay. Quả thật, khi bắt đầu đặt chân vào phạm vi của Vườn Quốc gia, chúng tôi không ai bảo ai đều hít hà liên tục bầu không khí trong lành và tranh thủ tận hưởng sự xanh mát của một màu xanh lan tỏa, phủ đều xung quanh. Càng đi sâu vào trong, sự cảm nhận gần gũi với thiên nhiên càng hiện hữu, rất chân thật và dễ chịu.

Cảm giác phố xá ồn ào tấp nập với những xô bồ ngoài kia bị bỏ xa “tít tắp”, giờ phút đặt chân vào cửa Vườn, đi vào sâu trong Vườn là một sự trộn lẫn và hòa tan thực sự với thiên nhiên. Chưa bao giờ và chưa lúc nào, cảm giác con người với thiên nhiên như hòa vào một như lúc này, lúc mà tất cả cùng giang tay đón nhận màu xanh và mở căng lồng ngực đón nhận thật nhiều không khí mát lành, dịu ngọt vào lá phổi….

Qua cửa kiểm soát, đi sâu vào trong rừng, điện thoại tự động ngắt kết nối. Con người trở về với thiên nhiên một cách đích thực và ban sơ. Thực tế, đây cũng chính là cảm giác mà Vườn Quốc gia Cúc Phương và các đơn vị khai thác du lịch ở đây hướng tới cho du khách khi đặt chân đến đây - họ đang thả mình vào thiên nhiên và thưởng ngoạn một hình thức du lịch trải nghiệm giữa thiên nhiên - xu hướng không thể bỏ qua, đặc biệt sau giai đoạn COVID-19.

Lãm, hướng dẫn viên của đoàn chúng tôi, một thanh niên 2K đã nhiều lần dẫn đoàn khám phá khu vực này tâm sự: “Mỗi khi em nhận lịch dẫn đoàn đi Cúc Phương thì em đã trong xác định sẵn sàng tâm thế không có sóng điện thoại ít nhất 1 ngày. Mặc dù đã dẫn nhiều đoàn đi nhiều lần nhưng lần nào em cũng rất háo hức vì Cúc Phương không chỉ mang đến cho em trải nghiệm được hoà mình vào thiên nhiên bằng sự hoang sơ của rừng cây mà còn gắn kết mọi người gần nhau hơn bằng các hoạt động như: dựng lều trại, đi săn đom đóm vào ban đêm, đốt lửa trại.

Không thể không kể đến các anh kiểm lâm tại Vườn cũng cung cấp cho em và đoàn rất nhiều kiến thức bổ ích và kinh nghiệm khi đi rừng”. Là một người lạc quan, vui vẻ và hướng ngoại, thanh niên 2K này cũng chia sẻ thêm “Em Lãm có đôi lời nhắn nhủ với tất cả mọi người có ý định khám phá Cúc Phương trong tương lai là hãy vượt qua nỗi sợ vắt, nếu bị vắt cắn thì hãy coi đó là một hành động của bản thân giúp bảo tồn động vật. Và khi đi qua cánh rừng già, ngắm nhìn được những cây cổ thụ ngàn năm tuổi rồi, chúng ta sẽ thấy con vắt chỉ như con muỗi mà thôi, không hề hấn gì cả. Đặc biệt, luôn ghi nhớ rằng mình chỉ để lại dấu chân và không lấy đi cái gì ngoài những bức ảnh thôi”.

Thực tế cũng cho thấy, hầu hết những người yêu thích dịch chuyển, khám phá đều đã ít nhiều thay đổi những thói quen du lịch của mình. Thay vì chọn lựa những điểm du lịch tại trung tâm thành phố, với tòa nhà cao tầng và những căn phòng khách sạn dù tiện nghi nhưng lại chật hẹp, bí bách, đa số khách du lịch ngày nay lựa chọn những địa điểm du lịch xanh thoáng rộng, gần gũi với thiên nhiên, dễ dàng di chuyển và thuận tiện trải nghiệm dù trong ngày hay qua đêm.

Thiên nhiên là nguồn cội và cũng là “ngôi nhà đầu tiên” của loài người chúng ta. Không phủ nhận một nghịch lý diễn ra trong xã hội hiện tại, đó là: sự phồn vinh, phát triển, chất lượng sống đang cải thiện mỗi ngày. Đáng lẽ, mọi thứ phải giúp chúng ta muốn ở lại, sống và tận hưởng nhiều hơn mọi tiện ích, phát triển hiện tại. Song phát triển nhanh, sự phồn vinh đó lại mang tới mặt trái của đô thị, đó là sự thiếu kiểm soát, quy hoạch chậm so với sự phát triển. Con người dịch chuyển về những thành phố lớn, cơ may hy vọng đổi đời nhưng chính sự dịch chuyển đó lại khiến đô thị, chính là nơi tạo ra thêm nhiều áp lực, mệt mỏi ngược trở lại.

Có thể nói, để có được mô hình – điều kiện – văn minh như hiện nay, con người đã phải trải qua rất nhiều, từ một môi trường hoang dã, nguy hiểm. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia nghiên cứu, bản năng của loài người vẫn là thiên nhiên. Tự nhiên – thiên nhiên là môi trường gần như có thể kích thích khả năng sáng tạo, thích nghi của con người trong đa số hoàn cảnh, điều kiện.

Đáng chú ý, ghi nhận sau giai đoạn “U ám” – “Chìm sâu” mà đại dịch COVID-19 mang lại, con người chúng ta đang có xu hướng tham gia vào hoạt động trải nghiệm trở về với thiên nhiên, chọn cho mình những không gian vắng vẻ, yên tĩnh, bình yên để thực sự “chậm lại”, cảm nhận thật sâu sắc hơn cảm giác được ra ngoài, vui chơi, hít thở khí trời. Nhiều người đã phải thốt lên “thực sự phải cảm ơn COVID-19 mà chúng ta mới thấy được sự quan trọng của không khí trong lành, ánh sáng tự nhiên. Nó thoáng cả con người từ thể xác tới những suy nghĩ, tâm lý bên trong”.

Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra, màu xanh của thiên nhiên giúp giảm nhanh áp lực mệt mỏi, điều chỉnh cảm xúc. Do đó, việc tản bộ giữa không gian xanh, không khí trong lành, mát mẻ giúp con người giảm đi rõ rệt suy nghĩ, lo âu, áp lực dù mới chỉ bắt đầu vài phút trước đó.

Hiện tại, thiên nhiên và xu hướng chữa lành đang được nhắc đến nhiều và quả thực, áp dụng với hành trình khám phá vườn Quốc gia Cúc Phương cũng chính là một liệu pháp mà bản thân chúng tôi đã trải nghiệm và đúc rút. Một hành trình ngắt kết nối di động hoàn toàn, chỉ có lửa củi và lều trại… thực sự đã cải thiện về tâm lý, tâm hồn cũng như sức khoẻ thể chất cho chúng tôi, nhất là giúp giảm tải suy nghĩ và những áp lực bộn bề. Hơn nữa, với việc đắm mình vào bầu không khí trong lành, mát mẻ, chúng tôi đã mặc sức phát huy khả năng tư duy, sáng tạo, thích ứng của bản thân. Có người lần đầu tiên bị vắt cắn và trải nghiệm cảm giác bước chân trên những đàn vắt rừng, có người lần đầu tiên nằm trong lều trại trên bãi cỏ xanh ngắm nhìn trời sao, có người lâu lắm rồi mới thấy đom đóm bay lập lòe trong đêm tối và cả cảm giác nằm trong lều trại giữa đêm mưa rừng mà bồn chồn, sốt ruột chỉ mong trời sáng thật nhanh và mưa thôi không rơi…

 Trekking -  một hoạt động dành cho những người yêu thiên nhiên

Đi hết từ cảm giác này đến cảm giác khác, trải nghiệm đi bộ trong đường rừng, đón nhận cơn mưa rừng ẩm ướt và tận hưởng buổi sớm sương mai tinh khôi sau đêm mưa… là tất cả những kỷ niệm khó phai mờ với nhóm trải nghiệm chúng tôi.

Một thành viên trong đoàn trải nghiệm chúng tôi sau chuyến khám phá Vườn Quốc gia Cúc Phương - hành trình trở về với thiên nhiên đã viết những dòng tâm sự trên trang cá nhân của mình như thế này. Và những tâm sự đó cũng thay lời muốn nói cho chúng tôi, những người đã có một hành trình trở về thiên nhiên đúng nghĩa khi đăng ký khám phá thiên nhiên Cúc Phương với khoảng thời gian 2 ngày 1 đêm.

“Bạn Mi vừa có chuyến trekking rừng Cúc Phương với cơ số trải nghiệm thú vị.

Kể từ lúc bắt đầu dùng điện thoại, thì đây là lần đầu tiên không internet lâu đến thế, gần 24h không điện, không sóng, không mạng xã hội. Điện thoại quăng qua một bên, lâu lâu cầm lên chụp ảnh, chỉ thế thôi! Nhưng qua đó mới nhận ra, mất kết nối với mạng xã hội để tự kết nối lại với chính mình, mình tập trung tận hưởng từng khoảnh khắc, chợt nhận ra may quá chuyến đi này không phải để chữa lành, vì trộm vía tâm hồn cũng không bị “què quặt” chỗ nào.


Cũng không phải lần đầu đi trekking, nhưng là lần đầu tiên đi tầm hơn 2 tiếng mà không nghỉ, không dám ngẩng đầu lên trời mà chỉ cắm đầu đi thằng không dừng lại. Anh kiểm lâm dẫn đoàn và em hướng dẫn viên phải công nhận đây là đoàn đi nhanh nhất và không cần ủn mông lý do chỉ đơn giản vì mấy chị em đều sợ vắt.

Lần đầu tiên dựng lều, ráp ghế ngồi, ngủ lều một cách thực thụ. Ngủ một giấc đến 2h30 sáng, chị em dậy nói chuyện cười haha đến mỏi cả mồm vì đứa ướt chân, đứa ướt đầu, trời thì mưa, lều hơi xiêu vẹo xíu, xung quanh thì tối đen và mình cứ mong mãi cho trời mau sáng.

Lần đầu tiên cảm giác mình gần thiên nhiên và động vật đến thế: Bươm bướm, đom đóm, côn trùng, sáng ra mà có mấy thanh niên công còn cứ nhởn nhơ đi như không người….

 Về Rừng - một chuyến đi ngắn và vô cùng thú vị”.

                                                                                                                                 Những trải nghiệm khác nhau tại VQG Cúc Phương

 

 

 

 

 

 

Hà - Trang
28/09/2024 15:36
zalo-icon
viber-icon

Ý KIẾN BÌNH LUẬN