Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Về với tâm lũ tại Thừa Thiên Huế

Chủ Nhật, 16/10/2022 17:15 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon

(ĐCSVN) - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, tình hình mưa lũ đã qua thời điểm căng thẳng nhất, tuy nhiên tình hình vẫn còn diễn biến phức tạp. Các địa phương cần chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó, thậm chí phải tính đến phương án ngập lũ dài ngày...

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 5, cùng ảnh hưởng của rãnh thấp gây mưa lớn trên diện rộng, Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to. Mực nước các sông đều trên báo động 3, tiệm cận đỉnh lũ 2020, ngập diện rộng. Hiện nay, lượng mưa giảm, mực nước triều cửa sông giảm nên mực nước các sông đang xuống nhưng còn chậm. Tổng lượng mưa trung bình từ 19h ngày 15/10 và 7h ngày 16/10 khoảng 50-100m, có nơi cao hơn như Rào Trăng 4 là 173mm, Tà Lương 130mm, Khe Ngang 120mm. 

Theo thông tin phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ghi nhận, hiện các địa phương trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. Do nước sông lên cao và ngập úng bởi cường suất mưa lớn, gây ngập cho nhà cửa ước tính có khoảng 19.918 nhà ngập, với độ sâu từ 0,3-0,8m tùy từng vùng và khu vực. Hệ thống đường ở các huyện, thị xã hầu hết cũng ngập úng, bị cô lập. Toàn tỉnh có 37 điểm sạt lở. UBND các huyện, thị xã thành phố Huế đã tổ chức sơ tán di dời 3.687 hộ, 10.322 khẩu đến nơi an toàn.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh, tình hình mưa lũ đã qua thời điểm căng thẳng nhất, tuy nhiên tình hình vẫn còn diễn biến phức tạp, tỉnh đã qua thời điểm đỉnh lũ, trong công tác vận hành, điều tiết  sẽ cố gắng hạ thấp mực nước sông. Các địa phương cần chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó, thậm chí phải tính đến phương án ngập lũ dài ngày.
 
Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh cho biết, từ ngày hôm nay (16/10), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực vùng núi và trung du Bắc Bô, sau đó ảnh hưởng đến khu vực đồng bằng Bắc  Bộ, khu vực Bắc Trung Bộ. Từ ngày mai (17/10) bộ phận không khí lạnh trên sẽ ảnh hưởng tới các tỉnh Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế. Cảnh báo tác động: Do mưa lớn nên có nguy cơ cao xảy ra ngập úng đô thị, đặc biệt là những tuyến đường thấp trũng và hệ thống thoát nước chậm ở thành phố Huế, thị xã Hương Trà, Hương Thủy.

Dưới đây là một số hình ảnh tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế:

 Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu yêu cầu chính quyền địa phương, các ngành liên quan có phương án tối ưu, không để nước  biển xâm thực tại thôn Tân An, An Dương 1, xã Phú Thuận, huyện Phú Vang.

 Các tuyến đường liên xã và các tuyến đường nội thôn các vùng thấp trũng các xã: Quảng Phú, Quảng Vinh, Quảng Thọ, Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành và thị trấn Sịa của huyện Quảng Điền bị ngập sâu, giao thông bị chia cắt.

Các vùng rau màu tập trung vụ Đông tại Quảng Điền có khoảng 120 ha bị ngập sâu.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương (bên trái) đến thăm các hộ dân vị ngập nặng tại thôn Khuôn Phò, xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền.

Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế thăm hỏi, tặng quà và động viên các hộ dân đang bị ngập sâu tại Quảng Điền.
Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Đình Đức cho biết, những đợt mưa trước (ảnh hưởng của hoàn lưu bão Noru) các hồ đã tham gia cắt, giảm đỉnh lũ nên mực nước hồ đã dâng cao. Hiện nay, các hồ thuỷ lợi, thuỷ điện trên địa bàn tỉnh đang vận hành đảm bảo an toàn.
 Trường Tiểu học Thủy Phù, thị xã Hương Thủy chìm trong biển nước.

Nhà bà Nguyễn Thị Đào (thôn Nam Phước, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc) bị sập do sạt lở đất.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã có hai người chết do bất cẩn khi đi lại. 
 Phố cổ Bao Vinh, phường Bao Vinh, thành phố Huế vẫn còn bị cô lập. 
Hoàng Oanh

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN