Vai trò của đội ngũ người có uy tín trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
(ĐCSVN)- Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế hộ gia đình, bản thân người có uy tín và đồng bào dân tộc thiểu số tiêu biểu luôn quan tâm, giúp đỡ hướng dẫn nhân dân địa phương phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững
Nhận thức được vị trí, vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tuyên Quang luôn quan tâm công tác xây dựng, bồi dưỡng, phát huy vai trò của người có uy tín; triển khai và thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ- TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ "Về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số"; giai đoạn 2018 – 2022. Hiện nay đội ngũ người có uy tín của tỉnh Tuyên Quang có 1.119 người có uy tín, trong đó nam giới là 999, nữ là 120 người; thành phần người có uy tín gồm có Bí thư chi bộ; trưởng thôn, bản; nhân sỹ, trí thức; cán bộ nghỉ hưu; già làng; trưởng dòng họ; doanh nhân, người sản xuất; chức sắc tôn giáo và các thành phần khác.
Người có uy tín ở Tuyên Quang thường xuyên tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến đồng bào nơi cư trú. ảnh Ban Dân tộc Tuyên Quang |
Để động viên vai trò của đội ngũ người có uy tín trên địa bàn tỉnh, trong năm 2021 tỉnh đã bố trí, phân bổ trên 900 triệu đồng để thực hiện các chính sách thăm hỏi, động viên người có uy tín nhân dịp tết nguyên đán, tết truyền thống của các dân tộc; thăm hỏi, động viên người có uy tín bị ốm đau, gặp thiên tại hoạn nạn hoặc không may qua đời. Chỉ đạo thực hiện cấp đầy đủ các loại báo cho người có uy tín, trong năm đã thực hiện cấp 133.484 tờ báo Tuyên Quang và 87.005 tờ báo Dân tộc và Phát triển cho người có uy tín. Tổ chức 06 hội nghị cung cấp thông tin cho 431 đại biểu là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số1. Đặc biệt trong năm 2021 tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức thành công Hội nghị biểu dương người có uy tín và người dân tộc thiểu số tiêu biểu toàn tỉnh lần thứ nhất, đảm bảo trang trọng, hiệu quả với tổng số 150 đại biểu chính thức tham dự, tại hội nghị đã trao 170 Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, trong đó 160 cá nhân và 10 tập thể có thành tích trong thực hiện chính sách dân tộc qua đó đã kịp thời biểu dương những đóng góp của người có uy tín và người dân tộc thiểu số tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.
Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang tổ chức đưa đoàn đại biểu người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang đi học tập kinh nghiệm ở một số tỉnh vùng Đông Bắc. ảnh ìfonet |
Với tinh thần cần cù, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, mong muốn được cống hiến cho gia đình và xã hội, người có uy tín và người dân tộc thiểu số tiêu biểu luôn là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, giảm nghèo, đồng thời còn làm tốt vai trò động viên con cháu, cộng đồng tích cực phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm bán ra thị trường,... Hiệu quả kinh tế đem lại cho nhiều hộ gia đình người có uy tín, người dân tộc thiểu số tiêu biểu có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Cùng với đó, Người có uy tín và đồng bào dân tộc thiểu số tiêu biểu đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thiểu số chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực: Phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh; là hạt nhân nòng cốt đưa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến các thôn, bản, tổ nhân dân và từng hộ gia đình”. Thường xuyên giáo dục con cháu trong gia đình và cộng đồng không vi phạm pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội; cảnh giác với mọi âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá Nhà nước, gây mất trật tự xã hội. Bên cạnh đó, đội ngũ người có uy tín và người dân tộc thiểu số tiêu biểu còn là lực lượng tích cực trong giải phóng mặt bằng, hỗ trợ chính quyền trong việc giải thích, vận động nhiều hộ dân hiến đất mở đường giao thông liên thôn, xây dựng nông thôn mới.
Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế hộ gia đình, bản thân người có uy tín luôn quan tâm, giúp đỡ hướng dẫn nhân dân địa phương phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, người có uy tín đã tích cực vận động cộng đồng tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, với phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”, góp phần huy động hiệu quả các nguồn lực trong nhân dân để xây dựng nhà văn hoá, sửa chữa trường, lớp học, các công trình kênh mương, đập thủy lợi, làm mới, nâng cấp các tuyến đường giao thông liên thôn, liên xã và các công trình phúc lợi.
Trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, người có uy tín đã tích cực vận động cộng đồng tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, với phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”, góp phần huy động hiệu quả các nguồn lực trong nhân dân để xây dựng nhà văn hoá, sửa chữa trường, lớp học, các công trình kênh mương, đập thủy lợi, làm mới, nâng cấp các tuyến đường giao thông liên thôn, liên xã và các công trình phúc lợi...để cùng với nguồn lực của Nhà nước, hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch xây dựng nông thôn mới đã đề ra.
Người có uy tín có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương nơi cư trú thông qua việc giải thích, vận động đồng bào nâng cao cảnh giác, không nghe kẻ xấu kích động, xúi giục. Với tinh thần trách nhiệm cao, những người có uy tín, đồng bào dân tộc thiểu số tiêu biểu đã kịp thời phát hiện, thông báo giúp chính quyền đấu tranh, ngăn chặn nhiều hoạt động trái pháp luật. Đặc biệt, những người có uy tín đã cùng với cấp uỷ, chính quyền, lực lượng công an giải quyết ổn thỏa nhiều vụ mâu thuẫn, khiếu kiện, tranh chấp đất đai. Với vai trò trách nhiệm của mình, đội ngũ người có uy tín đã tích cực trong các đợt phát động phong trào toàn dân tố giác tội phạm và tệ nạn xã hội tại các điểm khu dân cư. Vận động người thân, gia đình, cộng đồng ký cam kết không vi phạm pháp luật.
Nhiều nét văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán của các dân tộc thiểu số được bảo tồn, khôi phục như Lễ hội Lồng tông, hát Then của dân tộc Tày; hát Páo dung, lễ Cấp sắc của dân tộc Dao; kéo co truyền thống của cộng đồng các dân tộc Tuyên Quang; hát Soọng cô của dân tộc Sán Dìu; hát Sình ca của người Cao Lan...
Ngoài những kết quả đã đạt được và những thuận lợi trong quá trình thực hiện trong thời gian vừa qua, bên cạnh đó cũng còn rất nhiều những khó khăn, thách thức, do đó các cấp ủy, chính quyền từ Trung ương đến địa phương quan tâm nâng cao định mức kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách đối với người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chỉ đạo nghiên cứu, bổ sung chế độ chính sách về sinh hoạt phí đối với người có uy tín để kịp thời động viên đội ngũ người có uy tín hoạt động hiệu quả hơn ở cơ sở;