Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực khoa học trái đất, mỏ, môi trường

Thứ Sáu, 29/12/2023 15:22 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon
00:00 / 00:00

(ĐCSVN) - Nghiên cứu, phát triển các giải pháp đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong đào tạo, nghiên cứu khoa học cơ bản và nghiên cứu ứng dụng về khoa học trái đất, mỏ, môi trường trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết nhằm đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và thúc đẩy các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.

 PGS,TS Vũ Hải Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc ĐHQG-HCM phát biểu tại hội nghị (Ảnh: PM)

Ngày 29/12, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Hội đồng Giáo sư Liên ngành Khoa học Trái đất - Mỏ, các Viện nghiên cứu, các trường đại học trong và ngoài nước đồng tổ chức Hội nghị Khoa học quốc tế “Khoa học trái đất, mỏ, môi trường phục vụ chuyển đổi số, phát triển xanh, tuần hoàn và ứng phó các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu” (GREEN EME 2023).

Phát biểu tại Hội nghị, PGS,TS Vũ Hải Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc ĐHQG-HCM cho biết: Sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật, công nghệ từ cuộc cách mạng nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) tạo ra nhiều thành tựu và cơ hội trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu. Việt Nam là một trong những nước bị tổn thương rõ rệt nhất với sự thay đổi bất thường của khí hậu và thiên tai và cũng đang nỗ lực cao để đạt các mục tiêu phát triển bền vững nhằm đạt mức phát thải ròng bằng không (Net Zero) vào 2050, góp phần nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh quốc gia.

 Các đại biểu trao đổi tại hội nghị (Ảnh: PM)

Theo PGS,TS Vũ Hải Quân, việc nghiên cứu, phát triển các giải pháp đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong đào tạo, nghiên cứu khoa học cơ bản và nghiên cứu ứng dụng về khoa học trái đất, mỏ, môi trường trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Các kết quả nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn sẽ đóng góp đáng kể vào sự phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và thúc đẩy các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu để phát triển bền vững, thịnh vượng, an toàn đất nước, khu vực và thế giới.

Hội nghị diễn ra với các chủ đề: Dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo trong khoa học trái đất, mỏ, môi trường; Chuyển đổi số trong khoa học trái đất, mỏ, môi trường; Chuyển đổi năng lượng xanh, năng lượng bền vững (điện gió, điện mặt trời, điện khí, địa nhiệt, điện rác, hydrogen…) và công nghệ phát thải carbon thấp; Kinh tế tuần hoàn trong quản lý tài nguyên - khoáng sản và phát triển bền vững; Ứng phó biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai; Các giải pháp thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực khoa học trái đất, mỏ, môi trường đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững. 

 Các nhà khoa học trong và ngoài nước, nhà lãnh đạo, nhà quản lý và doanh nghiệp quan tâm đến khoa học trái đất và môi trường, khai thác mỏ (EME) gặp gỡ, trình bày, thảo luận và công bố, trao đổi các kết quả nghiên cứu nổi bật, chia sẻ và nhân rộng thành tựu, kinh nghiệm đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, phát triển công nghệ về khoa học trái đất, mỏ, môi trường và các lĩnh vực liên quan phục vụ nâng cao hiệu quả kinh tế, năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững, an toàn đất nước, khu vực và quốc tế. Trên cơ sở đó, các đại biểu cũng đã đề xuất các giải pháp thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực khoa học trái đất, mỏ, môi trường (thể chế, chính sách, phát triển khoa học, công nghệ giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển đổi số, kết nối, thúc đẩy hợp tác với các bên liên quan…) đáp ứng yêu cầu phát triển xanh, tuần hoàn và ứng phó với biến đổi toàn cầu.

 Thực hiện nghi thức khởi động Chương trình “Khoa học và công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn đến năm 2030”. (Ảnh: PM)

Trong khuôn khổ Hội thảo, Ban tổ chức đã công bố Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia “Khoa học và công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn đến năm 2030”. Chương trình hướng đến các mục tiêu cung cấp luận cứ khoa học, giải pháp, mô hình ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo nhằm ứng phó chủ động và hiệu quả với biến đổi khí và thích ứng với tác động của thượng nguồn sông Mê Công, phát triển bền vững, góp phần đưa đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng kinh tế trọng điểm, văn minh sinh thái và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước của cả nước, hội nhập khu vực và quốc tế./.

Phú Minh

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN