Logo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Thừa Thiên Huế: Hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi giảm gần 9,9%

Chủ Nhật, 08/10/2023 10:26 (GMT+0)
zalo-icon
viber-icon
00:00 / 00:00

(ĐCSVN) - Sau 3 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 góp phần rất lớn trong việc thực hiện kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương tại Thừa Thiên Huế.

Giám sát các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ảnh: Bạch Châu 

Báo cáo tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi giảm 9,84%. Riêng huyện A Lưới giảm 12,08% (giảm từ 52,79% xuống còn 40,71%).

Đầu tư xây dựng 23 công trình đường vào khu sản xuất, đường dân sinh phục vụ việc đi lại, sản xuất, lưu thông hàng hóa; 2 công trình nhà sinh hoạt cộng đồng; 3 công trình hệ thống nước sạch, nâng cấp mở rộng các phòng học, phòng đa chức năng và phụ trợ trường mầm non; kênh mương, đập thủy lợi.

Giải quyết khoảng 60% số hộ di cư tự do, hộ sinh sống trong khu vực bị sạt lở, lũ quét. Đã thực hiện quy hoạch, xây dựng 2 làng văn hóa các dân tộc thiểu số tại huyện A Lưới và Nam Đông; công trình biển tên đường Hồ Chí Minh - di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt. Các hoạt động gìn giữ, bảo tồn văn hóa các DTTS được phát huy…

Trước đó, Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát kết quả triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn các xã, thôn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc các huyện A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc và thị xã Hương Trà…

Qua kiểm tra, giám sát cho thấy, để triển khai thực hiện Chương trình tại các địa phương đúng tiến độ và đạt hiệu quả, ngoài việc tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc, thì cơ quan chủ quản các dự án, tiểu dự án và nội dung chương trình cần tăng cường nắm bắt tình hình triển khai thực hiện của các địa phương để đề xuất, tham mưu hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành trung ương và các địa phương...

B. Châu (t/h)

có thể bạn quan tâm

Ý KIẾN BÌNH LUẬN